07 Tiêu chuẩn thiết kế thang máy bạn cần biết

tu van ky thuat

Thang máy là thiết bị đòi hỏi độ an toàn tuyệt đối trong quá trình lắp đặt và vận hành. Mỗi hãng sản xuất đều có những tiêu chuẩn lắp đặt thang máy riêng và phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế thang máy tại quốc gia phân phối hiện hành. 

7 tiêu chuẩn thiết kế thang máy nhà cao tầng

  Những tiêu chuẩn thang máy NSH đề cập dưới đây sẽ phần nào giúp bạn nắm được các yếu tố quan trọng khi lựa chọn thiết kế và lắp đặt thang máy. 

1. Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn thang máy

1.1. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5744:1993 Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng

Tiêu chuẩn TCVN 5744:1993 quy định những yêu cầu cơ bản về kĩ thuật an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng các thang máy mới cũng như các thang cũ được cải tạo, lắp đặt ở những công trình công nghiệp và dân dụng.

1.2. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5866:1995 Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí

Tiêu chuẩn TCVN 5866:1995 áp dụng đối với các loại thang máy được phân loại và định nghĩa theo Tiêu chuẩn TCVN 5744:1993 và quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu an toàn cơ khí thang máy như: giảm chấn cabin (đối trọng); khóa tự động của tầng…

1.3. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6904:2001 về thang máy điện – Phương pháp thử – Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Tiêu chuẩn TCVN 6904:2001 quy định phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy dẫn động điện thuộc quy định trong TCVN 6395: 1998 Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt. 

1.4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Tiêu chuẩn TCVN 6905:2001 quy định phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy dẫn động thủy lực thuộc quy định trong TCVN 6395: 1998 Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt. 

1.5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6396-28:2013 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chở người và hàng – Phần 28: Báo động từ xa trên thang máy chở người và thang máy chở người và hàng

Tiêu chuẩn TCVN 6396-28:2013 được áp dụng đối với hệ thống báo động cho tất cả các loại thang máy chở người và thang máy chở người và hàng, đặc biệt với các thang máy đã được quy định trong EN 81-1 và bộ TCVN 6396 (EN 81).

1.6. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6395:2008 Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Tiêu chuẩn TCVN 6395:2008 được áp dụng cho thang máy điện, lắp đặt cố định, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế để chở người hoặc chở hàng có người đi kèm, được treo bằng cáp hoặc xích, di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đứng hoặc nghiêng không quá 150 so với phương thẳng đứng.

2. Tiêu chuẩn về kích thước, tải trọng thang máy

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 về lắp đặt thang máy đã nêu rõ: 

Kích thước cabin (buồng thang) liên quan đến tải trọng của thang máy

Đối với tòa nhà cao tầng có chiều cao thấp/trung bình đến 15 tầng thường có tải trọng 320 – 1000kg và chiều cao cabin 2200mm đối với thang chở người. Riêng đối với loại thang máy chuyên dụng, tải trọng có thể lên đến 2000kg. 

3. Tiêu chuẩn về mật độ thang máy trong nhà cao tầng

Theo điều 2 mục 2.4 của Quy chuẩn quốc gia QCVN 04:2018/BXD về nhà chung cư đã quy định rõ yêu cầu tiêu chuẩn thiết kế thang máy chung cư có mật độ thang như sau:

        2.4.1. Nhà chung cư từ 6 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy, trên 9 tầng phải có tối thiểu 2 thang máy và đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. Trong nhà chung cư có thang máy, tối thiểu phải có 1 thang máy chuyên dụng có kích thước thông thủy của cabin đảm bảo vận chuyển băng ca cấp cứu.

        2.4.2. Cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 250 người sống (tương đương cho 65 căn hộ) trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 (tầng trệt). Sức nâng của một thang máy phải không nhỏ hơn 400 kg. Trong trường hợp nhà có một thang máy, sức nâng tối thiểu của thang máy không nhỏ 600 kg.

4. Tiêu chuẩn về vị trí lắp đặt thang máy

Thang máy phải được bố trí gần lối ra vào của tòa nhà để thuận tiện cho luồng di chuyển. Đối với thiết kế thang máy gia đình, cần chú ý lối đi cho người khuyết tật cũng như kích thước cabin đủ rộng, bảng điều khiển và nút bấm dễ sử dụng. 

Thiết kế thang máy cần có đầy đủ hệ thống thông gió, chống ẩm. Không được thiết kế hệ thống bể  nước, các đường ống cấp nước và cấp nhiệt trên buồng thang máy.

white place lam sơn2- Dự án thang máy của NSH

5. Tiêu chuẩn xây dựng phòng máy

Phòng máy chính chứa các bộ phận quan trọng như động cơ máy kéo, tủ điện điều khiển, cụm điều khiển nên yêu cầu khu vực này phải cách nhiệt và chống thấm. Cần bố trí hệ thống thông gió để tản nhiệt cho phòng máy. 

Kích thước thiết kế phòng máy phụ thuộc vào cấu tạo thang máy là loại thang có phòng máy hay thang không có phòng máy. Đối với thang máy có phòng máy, yêu cầu chiều cao tối thiểu của phòng máy tối thiểu là 2200mm. 

6. Tiêu chuẩn về sảnh thang máy

Sảnh thang máy hay phòng đệm trước cửa thang là nơi đứng chờ thang của khách hoặc hàng hóa. Chiều rộng sảnh thang máy tối thiểu là 1,2m đối với thang đơn có tải trọng không quá 500kg.

Khách hàng có thể lựa chọn các mẫu sảnh chờ thang máy khác nhau, phù hợp với không gian kiến trúc của tòa nhà nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu kích thước tối thiểu.

Sảnh thang máy hitachi

7. Tiêu chuẩn hố thang máy 

Hố thang máy cần đảm bảo kích thước để chứa cabin thang máy và lắp đặt các thiết bị bộ giảm chấn, hệ thống điện, bộ trục vít. Ngoài ra, hố thang máy cần bố trí cách các phòng chính để giảm thiểu tiếng ồn vận hành. Đây là bộ phận quan trọng của thang máy nhằm chống đỡ và giữ cho thang vận hành thẳng đứng. 

Tuy nhiên với thang máy công suất nhỏ như thang máy gia đình thì không cần đến hố thang, hoặc hố thang rất nhỏ. Điều này đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, phong thủy, kiến trúc của ngôi nhà.

Những lưu ý khi tính toán thiết kế thang máy 

Khi tính toán thiết kế thang máy, bạn cần lưu ý các thông số để lựa chọn được thang máy phù hợp:

  1. Mật độ lưu thông: tùy thuộc vào mật độ người và mục đích sử dụng dịch vụ để bạn xác định được loại thang lắp đặt là thang máy tải khách/ tải hàng với tải trọng, kích thước lắp đặt yêu cầu khác nhau. 
  2. Thời gian di chuyển theo tốc độ danh định: Chiều cao hành trình và tốc độ tối đa sẽ tính toán được thời gian di chuyển tốc độ định danh.
  3. Khoảng cách khởi hành trung bình: Đây là thời gian trung bình giữa các lần khởi hành của thang máy từ tầng chính.
  4. Công suất vận chuyển thang: là số người thang có thể vận chuyển trong thời gian năm phút. Đối với những tòa nhà có mật độ lưu thông lớn, thông số này thực sự có ỹ nghĩa tiết kiệm thời gian di chuyển.

Bạn đang tìm kiếm đơn vị tư vấn thiết kế thang máy uy tín tại Hà Nội?

Công ty TNHH Đầu tư NSH có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm đã được đào tạo kỹ thuật đạt tiêu chuẩn của hãng thang máy Hitachi. 

Với 10 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam, chúng tôi sẽ tư vấn kỹ thuật chính xác nhất để bạn có thể lựa chọn được thang máy Hitachi nhập khẩu uy tín nhất. 

xem thêm: Báo giá thang máy Hitachi mới nhất

Previous Post
Newer Post

Leave A Comment

Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.