QUI TRÌNH
THI CÔNG LẮP ĐẶT THANG MÁY
Qui trình này do Công ty TNHH Đầu Tư NSH ban hành nhằm áp dụng cho công tác thi công lắp đặt, QC, QA tại hiện trường với đối tượng thực hiện gồm: Các đội thi công lắp đặt, Bộ phận giám sát hiện trường, Bộ phận QA.
Qui trình hướng tới việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của Nhà sản xuất để đảm bảo sản phẩm thang máy sau khi lắp đặt đạt yêu cầu chất lượng, an toàn và bền vững.
Các bộ phận liên quan phải nghiêm túc thực thi Qui trình này, nghiêm cấm mọi hành vi không tuân thủ qui trình trong lúc thi công lắp đặt.
TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT THANG MÁY
BIỆN PHÁP THI CÔNG THANG MÁY
A. TRÌNH TỰ THI CÔNG:
1. Biện pháp thi công tổng thể
1.1. Bố trí lực lượng lắp đặt và máy thi công
a. Lực lượng thi công
Để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình đã đề ra, chúng tôi bố trí lực lượng thi công gồm:
– Ban chỉ huy công trường: 09 người, bao gồm:
+ Chỉ huy trưởng: 01 người.
+ Bộ phận an toàn: 01 người.
+ Cán bộ kỹ thuật: 04 người.
+ Bộ phận hồ sơ, thanh toán và quản lý chất lượng: 01 người;
– Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật: 02 người;
– Kỹ thuật, nhân viên lắp đặt: 45 người chia làm 03 tổ lớn thi công từng cụm Block.
b. Máy và dụng cụ chính dùng cho việc thi công lắp đặt
1.2. Bố trí kho bãi
– Các thiết bị chính sẽ được tập kết tại kho gần nơi thi công để chủ động và thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt.
– Căn cứ theo tiến độ thi công đã lập, bên B sẽ vận chuyển tập kết vật tư thiết bị tới công trường theo kế hoạch.
– Trường hợp mặt bằng thi công nhỏ hẹp, nhiều đơn vị thi công cùng một lúc. Bên B chuẩn bị phương án chia nhỏ số lượng thiết bị theo khu vực lắp đặt.
1.3. Điện cho thi công lắp đặt
Điện phục vụ cho thi công lắp đặt lấy từ nguồn điện sẵn có của các đơn vị xây dựng tại công trình hoặc lấy từ nguồn của điện chính thức được cung cấp từ Chủ đầu tư trên phòng máy thang máy.
1.4. Các bước thi công
Việc thi công lắp đặt, hiệu chỉnh, thí nghiệm, chạy thử hệ thống thang máy của công trình đều được tuân thủ nghiêm ngặt theo “Tài liệu hướng dẫn, quy trình lắp đặt và vận hành của nhà sản xuất”.
Việc thi công lắp đặt, hiệu chỉnh, thí nghiệm, chạy thử của toàn hệ thống sẽ được tiến hành theo các bước cơ bản sau:
(1) Khảo sát mặt bằng thi công.
(2) Thả chì định vị giàn chuẩn
(3) Lắp đặt thiết bị phòng máy
(4) Lắp đặt cây ray đầu
(5) Lắp đặt khung cabin
(6) Thả cáp tải
(7) Lắp đặt phanh cơ, giảm chấn
(8) Lắp đặt ray, vách ngăn gia cố giếng thang
(9) Lắp đặt cửa tầng
(10) Đấu nối dây điện
(11) Hoàn thiện cabin
(12) Các công việc hoàn thiện còn lại
(13) Hiệu chỉnh và test thang
(14) Kiểm định và bàn giao
2. Biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình
2.1. Khảo sát mặt bằng thi công
a. Tiếp nhận phần thô, kiểm tra phần thô, thông số kỹ thuật giếng thang
– Căn cứ vào hình vẽ thiết kế lắp đặt kiểm tra tổng thể giếng thang, độ sâu hố pit, độ cao tầng trên cùng, độ cao hành trình, số tầng, kiểu cửa tầng, kích thước giếng thang, tình trạng hố pit, độ cao phòng máy, vị trí rầm đỡ phòng máy và vị trí móc treo có phù hợp với bản vẽ hay không, đồng thời lập “báo cáo kiểm tra ”. Khi tình hình xây dựng có nhiều sai lệch với yêu cầu của bản vẽ thì phải yêu cầu bên A nhanh chóng tiến hành sửa chữa theo yêu cầu của bản vẽ…
– Cửa của phòng dụng cụ, phòng máy đã được chuẩn bị xong, khi cần thiết có thểdùng gỗ tấm để đậy lại, khi rời khỏi phòng cần phải đóng cửa và khoá lại. Hàng ngày phải kiểm đếm, dọn dẹp phòng dụng cụ, phòng máy, vật liệu tại hiện trường tác nghiệp.
– Nghiệm thu điều kiện lắp đặt cùng với Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan.
– Che chắn các cửa tầng, dán biển cảnh báo an toàn tại khu vực cửa tầng.
* Trong quá trình thi công lắp đặt thang máy có rất nhiều việc cần bên A hoặc chủ thầu xây dựng giúp đỡ, hơn nữa hợp đồng lắp đặt thang máy có yêu cầu hết sức rõ ràng với thời gian thi công cho nên cần phải chuẩn bị thật kỹ kế hoạch thi công đồng thời được bên A xác nhận là việc hết sức quan trọng.
b. Tập kết thiết bị vào khu vực lắp đặt
– Kiểm tra các điều kiện về an toàn, thắp điện chiếu sáng khu vực thi công.
– Lắp đặt tời hoặc Palan điện trên phòng máy để chuyển thiết bị.
– Kiểm tra và dọn sạch đường vận chuyển thiết bị.
– Mở hòm kiểm tra các thiết bị, phân chia và vận chuyển đến từng khu vực lắp đặt.
2.2. Thả chì định vị giàn chuẩn (xem chi tiết hình vẽ)
– Dựa vào bản vẽ lắp đặt nhà máy cung cấp, xác định các vị trí thả dọi trên phòng máy.
– Định vị vị trí thả dọi bằng bật mực, dùng khoan nước để khoan lỗ thả dọi. Cố định các đầu dây chì bằng sim đệm, khu vực hố pít được định vị thông qua hệ thống phoọc dưới hố pít. Các đầu dây chì treo vật nặng tối thiểu 5kg để cố định, dùng thùng nước hoặc thùng dầu để tránh rung lắc.
– Sau khi đã định vị xong phoọc thì phải đánh dấu tại các điểm nối trên khung thả dọi, căn cứ vào những ký hiệu đánh dấu này có thể thực hiện kiểm tra xem phoọc có bị dịch chuyển hay không.
– Dung sai của cụm phoọc (giống với dung sai giữa các dây kích thước trên khung thả dọi: không lớn hơn 1mm. Phương pháp đảm bảo: dùng thước cuộn để đo đi đo lại nhiều lần để giảm thiểu dung sai. Sai lệch độ phẳng của phoọc: không lớn hơn 1/1000. Phương pháp đo: dùng nivo để đo, điều chỉnh thông qua tấm lót giữa phần đỡ và bản mã kẹp.
– Để dây dọi được thẳng, trọng lượng của dây dọi không được vượt quá 10kg, đo độ sai lệch của dây dọi và điểm buộc dây dọi của phoọc dưới, sai lệch không được vượt quá 1mm.
– Đầu tiên xác định 02 dây dọi cửa tầng, sau đó xác định các dây dọi của ray cabin và ray đối trọng.
– Hệ thống dây dọi trong hố được xác định theo đường trục chuẩn của toà nhà và dùng làm mốc chuẩn cho toàn bộ quá trình lắp dựng thang máy.
– Phoọc cửa ra vào sau khi điều chỉnh xong thì phải đáp ứng được yêu cầu lắp đặt của thanh trượt và khung cửa.
– Sau khi đã điều chỉnh xong phoọc cửa ra vào thì lần lượt vạch đường ký hiệu trên sàn của tầng dưới cùng và tầng trên cùng, sao cho khoảng cách từ đường ký hiệu đến mỗi dây dọi của cửa ra vào là bằng nhau, sau khi tránh cho khung thả rọi không bị biến dạng thì sẽ lấy khung đó để điều chỉnh lại.
– Nếu kích thước vị trí lắp đặt của giếng thang kể trên không phù hợp với yêu cầu thì những kích thước này lại không thể dịch chuyển khi thả dây dọi thì phải kịp thời phản ánh lại với bộ phận có liên quan để quyết định phương án sửa chữa và phương pháp giải quyết.
Cụ thể xem hình vẽ dưới:
2.3. Lắp đặt thiết bị phòng máy
– Động cơ được định vị trên hệ thống dầm đỡ. Dùng Nivo hoặc thủy bình xác định mặt phẳng dầm đặt động cơ. Sau đó, xác định vị trí Puli động cơ và Puli phụ theo phoọc Dùng vít nở để cố định dầm vào sàn phòng máy.
– Cố định động cơ và các thiết bị liên quan lên dầm đỡ, dùng rọi từ để kiểm tra độ thẳng đứng. Các bu lông cố định phải có đầy đủ long đen, bắt chắc chắn.
– Lắp đặt tủ điều khiển: cố định tủ điều khiển bằng vít nở xuống sàn phòng máy, lắp máng đi dây, tại các điểm đi dây cần dán cao su bảo vệ, điểm nối giữa các máng dây phải có dây tiếp địa liên kết.
– Lắp đặt bộ bảo vệ vượt tốc (Governer).
– Lắp đặt bộ cứu hộ khi mất điện.
– Liên kết động cơ với tủ điện, bộ lưu điện, và các thiết bị phòng máy.
– Đấu nối nguồn điện 3 pha cho động cơ, cho động cơ chạy không tải.
2.4. Lắp đặt cây ray đầu
– Đo khoảng cách từ đáy hố thang lên khoảng 2000~2100mm để thi công giàn bracket đầu
Dùng vít nở M16 cố định bracket vào vách hố thang, dùng livo căn chỉnh độ phẳng. Dùng máy để xiết ốc và hàn chết các điểm nối (Kiểm tra độ chắc chắn của Bulong, các long đen
*Lưu ý: việc lắp đặt và căn chỉnh cây ray đầu chính xác rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các cây ray sau. Vì vậy cần kiểm tra thật kỹ trước khi chuyển bước thi công tiếp theo.
2.5. Lắp đặt khung cabin
– Dùng xà gồ hoặc bản mã cố định sàn cabin vào cây ray đầu.
– Lắp đặt khung giá cabin.
– Lắp phanh trên đỉnh cabin.
– Lắp shoes dẫn hướng.
– Dùng thủy bình, nivo căn chỉnh độ phẳng, độ thẳng đứng của cabin.
2.6. Thả cáp tải
– Dùng tời, Palan treo đối trọng lên tầng trên cùng. Làm sàn thao tác tại tầng trên cùng
– Thả cáp từ trên phòng máy, qua Puli đối trọng, puli đỉnh cabin và cố định vào bệ đỡ liên kết với dầm động cơ.
– Căn cứ vào hành trình thang để tính toán độ dài cáp sao cho phù hợp.
2.7. Lắp đặt phanh cơ, giảm chấn:
– Quét dọn sạch sẽ hố pit.
– Lắp đặt giảm chấn lên khung giá thép (Xử lý hiện trường) sao cho cự ly của giảm chấn cabin đến đáy cabin nằm trong khoảng 300-450mm, cự ly giảm chấn đối trọng đến đế đối trọng trong khoảng 350-650mm.
– Dùng thước cuộn đo độ sâu thực tế của hố pit, xác nhận độ sâu của hố pit phù hợp với kích thước ghi chú trong bản vẽ giếng thang. Nếu như sai lệch quá nhiều so với kích thước tiêu chuẩn của bản vẽ thì phải tăng thêm độ cao của trụ giảm chấn một cách vừa phải.
– Bộ giảm chấn có hai loại: 1 loại là bộ giảm chấn lò xo, thích hợp với thang có tốc độ ≤ 60m/min; 1 loại là bộ giảm chấn thuỷ lực, thích hợp dùng cho thang máy có tốc độ > 60m/min.
– Xác nhận độ phẳng của bệ đỡ máy giảm chấn thuỷ lực nằm trong phạm vi 1/1000.
– Xác nhận vị trí nằm ngang của bệ đỡ bộ giảm chấn thuỷ lực. Đối với bộ giảm chấn cabin, phải điều chỉnh sao cho sai lệch của chúng tại hướng của đường tim ray ≤ 20. Đối với hướng trước sau, chỉ cho phép dịch chuyển về hướng cửa tầng, dung sai dịch chuyển ≤ 20. Đối với bộ giảm chấn đối trọng, cần phải để chúng tương đối với mức lệch tâm của bệ đỡ bộ giảm chấn đối trọng ≤ 20.
– Đổ dầu cho bộ giảm chấn thuỷ lực, cho đến khi lượng dầu chạm đến miệng cửa kiểm tra lượng dầu thì dừng.
– Chụp thêm túi chống bụi cho bộ giảm chấn thuỷ lực, sau đó dùng dây điện hoặc dây thừng cố định ở phía dưới.
– Đổ bê tông cố định đế giảm chấn.
– Thả cáp phanh cơ liên kết các thiết bị từ bộ hãm trên phòng máy đến cơ cấu trên đỉnh cabin và dưới hố pít.
– Dùng máy cắt loại bỏ cáp thừa nếu có để tránh va chạm vào các thiết bị khác.
2.8. Lắp đặt ray, vách ngăn gia cố giếng thang
– Lắp gối đỡ ray: Các gối đỡ ray bao gồm ray cabin và đối trọng được lắp dọc theo các sợi dây dọi ray với khoảng cách giữa các gối đỡ nằm trong khoảng 2m đến 3m. Gối đỡ được bắt vào vách giếng thang bằng 02 bulông (tùy theo từng giếng thang).
– Lắp ray dẫn hướng : Dùng tời điện tối thiểu 500 kg kéo từng thanh ray từ dưới lên. Một đầu ray được lắp vào cáp tời, một đầu được ghép vào thanh dưới bằng mộng và bản mã. Các thanh ray được bắt chặt vào gối đỡ bằng móc kẹp.
– Căn chỉnh ray: Dụng cụ căn ray chuyên dụng và dựa theo các sợi dây dọi làm chuẩn căn chỉnh sao cho hai ray ca bin và đối trọng thẳng hàng và song song với nhau đồng thời khoảng cách các ray theo đúng thiết kế.
– Ghi chú: sử dụng khung sàn cabin và chế độ chạy bằng tay của thang để thực hiện công việc lắp đặt ray dẫn hướng.
2.9. Lắp đặt cửa tầng
– Trắc đạc xác định các cốt nền để lắp cửa tầng (Cốt nền do khách hàng cung cấp).
– Lắp đặt sill cửa: Bắt Bracket cố định, đảm bảo mỗi sill cửa có đủ 03 bracket. Dùng thủy bình và thước lá căn chỉnh độ cao, độ phẳng của sill.
– Cố định giá treo đầu cửa bằng Bulong M12, M10, có thể dùng thêm sim đệm để cẳn chỉnh.
– Lắp đặt khung bao cửa: Dùng bu lông bắt nối cột đứng của khung cửa và rầm ngang khung cửa.
– Lắp cánh cửa: Nhét miếng đệm vào giữa cụm puli và cánh cửa để điều chỉnh sao cho cự li giữa đầu dưới của cánh cửa với thanh trượt của cửa phòng là 5±1mm. Điều chỉnh cự li giữa cánh cửa và khung cửa, cự li giữa hai cánh cửa là 5±1mm. Đóng cửa lại, sao cho sai lệch độ thẳng của cánh cửa nằm trong phạm vi 2mm.
– Chú ý: Sau khi kết thúc lắp đặt cửa phòng, cần phải kiểm tra xem cửa phòng có thể đóng tự động tại tất cả vị trí hay không, đặc biệt là tại vị trí tiếp xúc của móc khoá và hộp khoá.
– Xây kín khe hở giữa khung bao cửa và vách hố thang (khách hàng thực hiện).
2.10. Đấu nối dây điện
– Lắp đặt thiết bị bằng tầng và cờ bằng tầng, công tắc giới hạn trên – giới hạn dưới…
– Đấu nối dây điện các thiết bị phòng máy (Động cơ, tủ điều khiển, phanh cơ…).
– Chú: dây dẫn của bộ hạn chế tốc độ có thể đi dây thông qua các máng đi dây khác, nhưng nếu sử dụng cùng máng với dây động lực, thì trong máng đi dây cần được lồng ống mềm kim loại.
– Đấu nối dây điện các thiết bị thuộc cabin (Đỉnh cabin, bảng điểu khiển trong cabin, bảng hiển thị tầng trong cabin, thiết bị cân tải đáy cabin…).
– Đấu nối dây điện các thiết bị dưới hố Pít (Công tắc an toàn, hộp chiếu sáng, giảm chấn, phanh cơ…).
* Các phần đấu nối trên được làm theo hướng dẫn từ bản vẽ của nhà máy.
2.11. Hoàn thiện cabin
– Lắp vách sau và 2 vách bên cabin: ghép các tấm vách cabin, thao tác tại khu vực ngoài giếng thang sau đó đưa các tấm lớn ghép vào sàn và cố định.
– Lắp nóc cabin: đưa từng tấm nhỏ lên đỉnh cabin và ghép lần lượt từ phía ngoài vào phía trong.
– Lắp cửa và động cơ cửa cabin: xác định vị trí đặt động cơ cửa, chỉnh phẳng bằng Nivo, sau đó lắp cửa và căn chỉnh bằng rọi từ.
– Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
– Lắp lan can bảo vệ nóc cabin.
2.12. Các công việc hoàn thiện còn lại
– Lắp đặt thanh giới hạn, cờ và cảm ứng bằng tầng.
– Lắp đặt Interphone.
– Lắp bảng gọi tầng.
– Quét dọn, vệ sinh toàn bộ, sơn chống rỉ, sơn bù (nếu có) sau khi thi công.
– Ốp đá hoặc xây chèn cửa tầng.
– Kết nối với các nhà thầu có liên quan: PCCC, BMS, quảng cáo, khuếch đại sóng trong hố thang…
2.13. Hiệu chỉnh và test thang
– Dùng đồng hồ kiểm tra điện áp cấp cho thang, kiểm tra điện vào các mạch điều khiển, điện chiếu sáng
– Kiểm tra mạch điện tủ ALP (nếu có)
– Kiểm tra lại việc lắp đặt các chi tiết cơ khí (Động cơ, ray, giảm chấn, đối trọng…)
– Kiểm tra các bulong có yêu cầu cao về lực như: Bulong thuộc phần cố định động cơ xem có đảm bảo không.
– Kiểm tra căn chỉnh cửa tầng: Độ chia giữa, độ cân bằng, A, V, khe hở cửa
– Kiểm tra toàn bộ hệ thống điều khiển và mạch an toàn.
– Tinh chỉnh cơ cấu an toàn (Safety gear).
– Thả xích bù.
– Cài đặt phần mềm.
– Chạy thử tốc độ thấp.
– Chạy thử ở tốc độ thiết kế.
– Làm vệ sinh toàn bộ thang trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
Các bước tiến hành chạy thử:
(1) Thử không tải: kiểm tra các mạch an toàn bằng đồng hồ điện, xác nhận an toàn sau đó đóng điện. Chuyển thang sang chế độ chạy kiểm tra, nhấn nút điều khiển chạy chậm trên nóc cabin hoặc trong cabin. Xác nhận an toàn, cho chạy nhanh để thử có tải.
(2) Thử có tải: chuẩn bị trọng lượng tải bẳng 120% trọng lượng định mức của thang, cài đặt công tắc báo quá tải, sau đó cho thang chạy tự động có tải và không tải để kiểm tra độ êm của thang khi vận hành.
2.14. Kiểm định và bàn giao:
– Thống nhất lựa chọn đơn vị kiểm định cùng với Chủ đầu tư, mời kiểm định thang theo các bước quy định của nhà nước.
– Hoàn thiện hồ sơ thang gồm các giấy tờ có liên quan, các biên bản nghiệm thu, biên bản kiểm định…. để cung cấp cho Chủ đầu tư.
– Trước khi bàn giao thang, Công ty TNHH đầu tư NSH sẽ hướng dẫn và đào tạo sử dụng cho người trực tiếp quản lý vận hành thang của Chủ đầu tư, cũng như hướng dẫn cứu hộ trong tình huống khẩn cấp.
– Cung cấp sách hướng dẫn sử dụng.
– Cung cấp chìa khóa thang.
– Cung cấp số hotline để liên hệ trong tình huống khẩn cấp.
3. Biện pháp thi công thang máy không giàn giáo
3.1. Thứ tự lắp các thiết bị bằng phương pháp không dàn giáo
3.2. Sơ đồ lắp đặt
4. Biện pháp thi công lắp đặt
4.1. Công tác chuẩn bị an toàn:
– Tất cả công nhân phải trang bị thiết bị an toàn cần thiết PPE Personal Protective Equipment) bao gồm như sau:
+ Mũ bảo hộ
+ Kính bảo hộ
+ Dây an toàn
+ Giầy bảo hộ
+ Găng tay bảo hộ.
Lưu ý:
– Đảm bảo đủ ánh sáng trong khu vực làm việc
– Các thiêt bị an toàn nêu trên phải được thay thế khi bị hư hỏng hoặc bổ sung ngay sau khi bị mất.
– Phải sử dụng dây cứu sinh và bộ dây an toàn toàn thân trong điều kiện có nguy cơ mất an toàn
– Sử dụng tất cả các thiết bị đúng và đủ
– Sử dụng các thiết bị cơ khí hoặc kỷ thuật theo thiết kế và hướng dẫn của nhà chế tạo.
– Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân.
Lưu ý quan trọng:
– Các thiết bị bảo vệ phải được bảo quản trong điều kiện tốt.
– Thiết bị an toàn thích hợp phải được sử dụng như là một môi trường làm việc
– Tất cả các quy tắc quản lý an toàn công trường của Hitachi cần tuân thủ nghiêm túc.
– Tất cả các mục quy chế của công trường xây dựng phải được thực hiện nghi
4.2. Dụng cụ thi công
a) Che chắn cửa tầng
b) Các yêu cầu cho việc che chắn cửa tầng :
– Phủ lưới bao che cửa và phải có khung sắt bảo vệ
Lưu ý: Kiểm tra việc che chắn của tầng phải hàng ngày.
c) Dây cứu sinh
– Dây cứu sinh không bị gãy đứt và phải được sử dụng đúng cách
Lưu ý:
– Dây cứu sinh có thể di chuyển một cách dể dàng
– Khi di chuyển trên sàn thao tác, công nhân bắt buộc mang đầy đủ thiết bị bảo hộ
d) Sàn thao tác
– Được sử dụng cho việc gắn ròng rọc chạy cable thép tirak trên đỉnh hố thang máy
– Đồng thời cũng để đóng dàn chì dọi phía trên đỉnh hố thang máy
e) Tời điện, palang
– Trọng lượng nâng của tời điện≤500kg để
kéo rail và Palang 1,5T, 2T đưa máy kéo và đối
trọng vào vị trí lắp
– Các thiết bị này phải được sử dụng đúng cách và phù hợp với chiều cao của lõi thang máy.
– Tất cả các thiết bị này phải còn thời hạn kiểm định an toàn
f) Sàn bảo vệ
g) Chuông báo
– Được sử dụng để cảnh báo nhân viên khi thang di chuyển
4.3. Định vị dàn chì
Thả dọi hố thang căn cứ theo bản vẽ bố trí thang máy được duyệt và đường trục, đường tâm của tòa nhà (do chủ đầu tư cung cấp). Dưỡng để thả dọi có thể đặt trên phòng máy hoặc trên đỉnh hố thang. Dưới đáy pit cũng phải lắp một dưỡng tương tự để cố định dây dọi.
– Tạo vị trí đường cửa tầng
– Thả 2 sợi chì cửa đầu tiên
– Sau đó khảo sát hố thang bằng 2 sợi chì cửa
– Ghi nhận tất cả kích thư
– Khi khảo sát cửa tầng, kiểm tra kích thước chiều sâu hố thang máy và kiểm tra phần nhô ra của hố thang.
– Đánh dấu đường tâm tâm xe thang tâm đối trọng vị trí máy kéo theo đường kích thước cửa tầng và đường tâm hố thang theo bản vẽ lắp đặt.
– Đường chì cửa phải song song với mặt cửa thang máy.
4.4. Lắp đặt lưới che an toàn hố thang
– Dùng lưới nilon che an toàn hố thang
– Kích thước lưới lớn hơn lổ mở cửa 2 chiếu # 200mm
– Lưới an toàn phải che chắn hàng rào chống té ngã .
– Lưới che an toàn phải lắp chắc chắn (hình đính kèm )
– Lưu ý: Kiểm tra mỗi ngày, tất cả các lỗ mở phải che chắn cẩn thận.
4.5. Lắp đặt thiết bị đáy hố
a) Lắp đặt sàn thao tác ở đáy hố bít
– Sử dụng 2 đà beam, dài 2500mm và sử dụng dây cứu sinh.
b) Lắp đặt ray dẫn hướng dưới đáy hố thang máy
– Vệ sinh hố sạch sẽ trước khi lắp đặt
– Lắp đặt ray dẫn hướng, kích thước theo bản vẽ lắp đặt
d) Lắp đặt hệ khung xe thang tại tầng dưới cùng
4.6. Lắp sàn thao tác trên đỉnh hố
a) Vật tư
– Sử dụng U beams theo hình ảnh bên dưới
– Vật tư trên dùng để lắp đặt khung sàn thao tác trên. Quy cách điều chỉnh tùy thuộc vào thiết kế hố thang.
– Dùng tấm gỗ hay tấm sàn thao tác, quy cách theo thực tế hố thang và điều kiện thi công luôn tuân thủ an toàn.
b) Cố định sàn thao tác trên đỉnh hố thang máy
– Thả dây cứu sinh từ sàn phòng máy.
– Công nhân phải đeo dây an toàn với móc khóa để cài vào dây cứu sinh.
c) Qui trình làm việc tháo dỡ sàn thao tác
– Bước 1: Trước khi tháo sàn thao tác, chắc chắn rằng đối trọng đã được lắp đặt;
– Bước 2: Nên kiểm tra an toàn trước khi thi công;
– Bước 3: Tháo dỡ các thiết bị không quan trọng trên sàn thao tác;
– Bước 4: Tháo dỡ khung sàn;
– Bước 5: Tháo các thép góc;
– Bước 6: Tháo dỡ tấm ván;
– Bước 7: Tháo dỡ thép U;
– Bước 8: Tháo dỡ các thanh U ra khỏi trục và các thanh nẹp bên;
4.7. Lắp đặt thiết bị đầu CABIN
a) Lắp đặt tay vịn trên đầu xe thang
b) Lắp tirak
– Thiết bị tirak phải được kiểm tra và kiểm định trước khi sử dụng.
– Sử dụng tirak có tải trọng từ
c) Lắp đặt thiết bị bảo vệ trên đầu xe thang
– Lắp máy che, sàn thao tác trên đầu cabin
– Lắp giới hạn trên, giới hạn dưới
– Lắp đặt chuông cảnh báo
4.8. Lắp đặt dây dẫn di động
a) Lắp đặt dây dẫn di động
– Cố định dây dẫn di động trên phòng máy( Đỉnh hố thang)
– Lắp đặt dây dẫn di động trên đầu xe thang và các thiết bị an toàn
– Cố định dây dẫn di động ở dưới xe thang
b) Lắp đặt hộp điện trên đầu xe thang
– Cố định hộp nối điện
4.9. Chạy thang lắp đặt
– Đấu nối nguồn cho tirak
– Kiểm tra an toàn xe thang trc khi chạy UD
4.10. Lắp đặt ray dẫn
– Di chuyển ray dẫn hướng vào hố thang: sử dụng tời hoặc palang điện để di chuyển ray vào hố thang.
– Trong quá trình di chuyển ray vào hố, không được phép thi công trong hố thang
– Trong quá trình lắp đặt, người công nhân vận hành sẽ điều khiển xe thang lên xuống dọc hố thang đến vị trí thi công
– Dùng tời/palang điện để nâng các thanh ray vào vị trí lắp đặt.
– Mỗi thanh Ray dẫn hướng đều có 2 đầu Âm và Dương. Lưu ý khi nối 2 thanh Ray phải lắp đầu Âm ray này vào đầu Dương Ray mới.
– Các thanh ray được nối với nhau bằng bát kẹp có 8 lỗ bắt bulong. Lưu ý kiểm tra lắp đủ tất cả bulong nối ray
– Sau khi ghép nối 2 thanh Ray phải kiểm tra và canh chỉnh độ phẳng của các bề mặt tiếp xúc sao cho không có gờ hoặc mấp mô sẽ ảnh hưởng chuyển động của thang
– Tưởng tự như trên, Các thanh Ray sau khi được nối ghép sẽ được gá đặt cố định vào kết cấu bê tông hoặc dầm sắt thông qua các bracket. Khoảng cắt giữa 2 bracket không quá 2800 mm
– Khoảng cách tim ray BG được kiểm tra và canh chỉnh tại tất cả vị trí lắp Bracket bằng dụng cụ canh ray chuyên dụng. Dung sai lắp đặt BG theo qui định bên dưới
4.11. Lắp đặt cửa tầng
– Trắc đạc xác định cốt nền hoàn thiện để lắp đặt cửa tầng (công việc này của nhà thầu khác cung cấp)
– Lắp rãnh trượt cửa tầng. Các rãnh trượt được lắp và căn chỉnh theo hai dây dọi cửa
– Lắp khung bao cửa
– Xây kín khe hở giữa khung bao cửa và vách hố thang máy để tạo mối liên kết (công việc này của nhà thầu khác cung cấp )
– Lắp cánh cửa
– Nhân viên lắp đặt sẽ thao tác lắp đặt bên trong xe thang và phải tuân thủ đeo dây an toàn xuyên suốt trong quá trình lắp đặt
4.12. Lắp đặt đối trọng- máy kéo- thả cable tải
Lắp đối trọng : đối trọng được đưa vào hố thang từ tầng dưới cùng bằng cách dùng palang.
– Trình tự lắp đặt đối trọng:
Lắp quang treo
Lắp bộ phận dẫn hướng (Guide shoes)
Các cục tải sẽ được đưa vào đối trọng sau khi lắp cáp
Lắp máy kéo:
– Treo palang điện lên các móc treo chờ sẵn trên nóc hố thang.
– Sử dụng palang điện xích điện 2T để chuyển dầm và máy kéo lên vị trí thi công. Tất cả palang này phải được kiểm định an toàn và dán tem trước khi sử dụng.
– Lắp GOVENOR (bộ chống vượt tốc). Đây là cơ cấu an toàn của thang máy, trong trường hợp thang chạy vượt quá tốc độ cài đặt, bộ governor này sẽ tác động lên thắng cơ lắp bên dưới khung Cabin để kẹp chặt Cabin vào Ray, không cho rớt xuống dưới. Governor được lắp bằng bulong bên trên dầm sắt gác máy.
Thả cable tải:
– Thả cáp vào các rãnh của Puly, một đầu cáp được cố định trên Quang Trên của Cabin, một đầu cố định trên đầu khung đối trọng thông qua 5 Ty Xiết Cáp. Đảm bảo mỗi đầu cáp được xiết bằng ít nhất 02 cóc kẹp cáp.
– Phương pháp thả cáp đúng như sau:
4.13. Lắp các thiết bị điện dọc hố thang máy
– Hoàn tất lắp đặt thiết bị điện , thiết bị ( Hình ảnh mô tả )
4.14. Lắp đặt hoàn chỉnh car và vận hành
5. Kiểm tra trước khi vận hành theo thứ tự bên dưới
a. Kiểm tra nội bộ lắp đặt
b. Kiểm định thang máy
c. Kiểm tra nghiệm thu
d. Bàn giao sử dụng và dịch vụ bảo trì
Nhà thầu sẽ đệ trình form checklist lắp đặt và chạy thử để Chủ đầu tư, Tư vấn Giám sát phê duyệt.
Kế hoạch kiểm tra – nghiệm thu
Sau khi thi công, nhà thầu tiến hành kiểm tra xong tiến hành mời nghiệm thu:
– Nghiệm thu nội bộ lắp đặt
– Nghiệm thu TVGS
– Kiểm định thang máy
– Kiểm tra nghiệm thu
– Bàn giao sử dụng và dịch vụ bảo trì
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
A. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ THẦU TẠI CÔNG TRƯỜNG
Nhằm mục đích đảm bảo sự chỉ huy thống nhất và kịp thời trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan tại văn phòng (ban giám đốc, kinh doanh, dự án, kế toán) với bộ máy tổ chức ngoài công trường.
NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC NGOÀI CÔNG TRƯỜNG
1. Ban điều hành công trường – Chỉ huy trưởng công trường
– Điều hành, kiểm tra bám sát tiến độ thi công của từng hạng mục nhằm đốc thúc các bộ phận liên quan đẩy nhanh tiến độ, nhằm đảm bảo tổng tiến độ công trình.
– Phân công, giao nhiệm vụ cho phó Chỉ huy trưởng công trình và các bộ phận thực hiện các công việc ngoài công trường thực hiện các công việc nằm trong chức trách, nhiệm vụ của từng bộ phận.
– Họp giao ban, giải quyết các vấn đề cũng như các vướng mắc có liên quan đến dự án (Xử lý công việc trong ngày, các công việc phát sinh theo tiến độ dự án) để đảm bảo tiến độ.
– Xem xét, điều động nhân lực theo đề nghị của chuyên gia phó Chỉ huy trưởng công trình chỉ đạo việc cung cấp thiết bị vật tư, công văn giấy tờ hành chính ngoài công trường.
– Báo cáo cho Ban giám đốc chi tiết theo ngày từng hạng mục công việc có liên quan đến dự án (tiến độ, chất lượng thi công, vướng mắc phát sinh…nếu có).
2. Phó Chỉ huy trưởng công trình
– Thực hiện các nhiệm vụ của Ban điều hành do chỉ huy trưởng phân công.
– Làm việc cùng chuyên gia, phiên dịch phục vụ công trình.
– Chỉ đạo trực tiếp các bộ phận giám sát chất lượng, kỹ thuật an toàn lao động, kho bãi vật tư + phân công nhiệm vụ cho các bộ phận này thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
– Trực tiếp phối hợp với giám sát bên A, giám sát thi công bên B, bộ phận thiết kế tại VP,…để thống nhất giải quyết các vướng mắc phát sinh về thực hiện khối lượng, tiến độ, chất lượng công trình.
– Chủ động làm việc với chủ đầu tư về điều kiện lắp đặt, tiến độ công trình và các công việc liên quan đến thi công.
– Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, cá nhân tham gia thi công tại công trình (thi công, công tác kỉ luật lao động, an toàn thi công công trình…).
– Kiểm tra, lập báo cáo các công việc đã hoàn thành theo tiến độ đề ra và lập bảng dự kiến tiến độ thi công.
– Báo cáo hàng ngày toàn bộ hoạt động về tất cả các hạng mục công việc liên quan đến thi công (tiến độ, chất lượng, nhân lực, vướng mắc…).
– Có quyền đình chỉ thi công với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm kỷ luật ngoài công trường.
3. Quản lý chất lượng hiện trường:
– Lập ra các quy trình quản lý chất lượng, bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách kỹ thuật.
Xem xét & đánh giá yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
– Phối hợp với Phòng mua để đánh giá và đưa ra tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng đối với các loại vật tư thiết bị; đánh giá chất lượng sản phẩm & dịch vụ của nhà cung cấp.
– Áp dụng quy trình quản lý chất lượng cho từng dự án; phối hợp với Chỉ huy trưởng công trường, kỹ sư và QA/QC để thực hiện quy trình đã xác lập; duy trì sự kiểm tra, giám sát để đảm bảo sự thực hiện thường xuyên và liên tục ở công trường.
– Độc lập kiểm tra giám sát công nhân thực hiện thi công trên công trường (bao gồm nhưng không giới hạn các khâu lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu bàn giao…) để đưa ra đề xuất quản lý chất lượng lắp đặt tốt nhất.
– Phân tích, đánh giá chất lượng lắp đặt thực tế để đưa ra đề xuất cải thiện phương pháp thi công, nâng cao chất lượng và hiệu suất lao động.
– Xây dựng chương trình đào tạo định kỳ về quản lý chất lượng và tổ chức đào tạo cho Chỉ Huy trưởng công trường, Kỹ sư, cán bộ quản lý dự án, công nhân.
– Phối hợp với Bộ phận an toàn để đảm bảo việc thực hiện quy trình quản lý chất lượng đảm bảo quy trình tiêu chuẩn về an toàn.
4. Kỹ sư công trường
a. Giám sát thi công các công trình theo sự phân công.
– Trực tiếp kiểm tra, theo dõi, đánh giá quá trình thi công công trình tại hiện trường, cập nhập thông tin vào sổ nhật ký công tác hàng ngày.
– Nhắc nhở và đình chỉ thi công khi phát hiện vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, chất lượng, an toàn công trình theo thiết kế và biện pháp đã duyệt.
– Làm đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế thi công trên công trường.
– Lập biên bản nghiệm thu công việc, hạng mục công trình.
b. Theo dõi quản lý công trình được phân công.
– Mở sổ nhật ký công trình để theo dõi công trình.
– Kiểm tra công tác thi công của các Đội thi công hoặc thầu phụ căn cứ vào khối lượng thực tế, phiếu nghiệm thu…định kỳ/đột xuất.
– Phát hiện các tồn tại về hồ sơ và tổ chức thi công hiện trường, cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn (nếu có).
– Kiểm tra hướng dẫn công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng của các đội thi công hoặc thầu phụ.
d. Xác nhận khối lượng, hạng mục đã được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng tháng của các đơn vị phụ trách.
e. Tham gia lập, thẩm định/duyệt biện pháp thi công, thiết kế kỹ thuật các công trình.
– Hướng dẫn, tư vấn Thầu phụ hoặc Đội thi công lập biện pháp thi công công trình, duyệt sơ bộ các biện pháp thi công do các đơn vị trực thuộc lập.
– Tham gia thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án do công ty làm Chủ đầu tư theo phân công của trưởng phòng.
f. Nghiên cứu thiết kế của các công trình được giao giám sát và theo dõi, phát hiện các sai sót, tồn tại và đưa ra các phương án sữa đổi, bổ sung.
g. Thực hiện các công việc khác
– Tham gia hỗ trợ các phòng Ban lập hồ sơ dự thầu.
– Tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng các nội quy, biện pháp thi công và các tài liệu, văn bản khác có liên quan.
– Hướng dẫn nghiệp vụ cho các công nhân các của công ty khi được phân công.
5. An toàn- Giám sát, kiểm tra hiện trường
a. Chuyên gia, tổng công trình sư
– Chịu trách nhiệm toàn bộ về kỹ thuật tại công trình.
– Giải quyết những vấn đề phát sinh kỹ thuật, hướng dẫn cho các đội lắp đặt thực hiện công việc.
– Dựa vào tiến độ, yêu cầu của Ban quản lý dự án hoặc Ban giám đốc công ty thang máy mà điều chỉnh tiến độ, trình tự lắp đặt, nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công trình.
– Quyết định việc thay đổi phương án thi công phù hợp với thực tế công trường.
– Phối hợp cùng Ban chỉ huy công trường về kỹ thuật, nhân sự, vật tư, an toàn lao động…
– Báo cáo trực tiếp với Ban giám đốc những việc cần thiết xử lý về kỹ thuật tại công trình.
– Giám sát kỹ thuật thi công và chất lượng công việc của các đội, cá nhân lắp đặt.
– Giám sát thường xuyên, liên tục quá trình thi công theo từng hạng mục căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn lắp đặt; theo dõi, kiểm tra các đội thi công xây dựng về các mặt: chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao dộng và vệ sinh môi trường trong thi công lắp đặt công trình.
b. Ban an toàn lao động
– Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động, lập quy trình an toàn lao động phù hợp với điều kiện thi công ngoài công trường.
– Báo cáo, đề xuất công tác an toàn lao động hàng ngày, lập biên bản đề xuất xử phạt an toàn.
– Kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động trên công trường về các mặt: phương án/biện pháp thi công, an toàn lao động cho người và thiết bị.
– Kiểm tra, giám sát vệ sinh thi công lắp đặt như: phòng chống cháy nhổ, chống ồn, chống bụi bẩn…
– Phối hợp với chỉ huy trưởng công trình trong công tác giám sát kiểm tra chất lượng, tiến độ công trình, giải quyết những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.
c. Cán bộ quản lý chất lượng, hồ sơ chất lượng- khối lượng công trình
– Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, bám sát tiến độ công trình.
– Soạn thảo thực hiện các công việc về chất lượng công trình, thanh quyết toán công trình theo từng đợt.
– Phối hợp cùng kỹ thuật làm nghiệm thu công trình theo giai đoạn và kết thúc công trình.
6. Tổ chức hành chính- kho bãi vật tư ngoài công trình
a. Tổ chức hành chính
– Hỗ trợ cho cán bộ phụ trách dự án toàn bộ các công việc hành chính có liên quan (soạn thảo, lưu trữ công văn, giấy tờ…) trong suốt quá trình thực hiện dự án.
– Phối hợp cùng phòng tài chính công ty thực hiện các công việc liên quan đến tài chính của công trình.
– Kết hợp với Ban chỉ huy công trình để quản lý, bảo vệ cho phù hợp.
b. Kho bãi vật tư
– Có nhiệm vụ kiểm kê, tiếp nhận, lập sổ sách + lên danh mục chi tiết, bảo quản toàn bộ trang thiết bị vật tư ra vào kho bãi công trình theo từng chủng loại, quy cách.
– Theo dõi, lập kế hoạch cung cấp thiết bị vật tư cho công trình theo tiến độ của dự án, làm đề nghị ký kết hợp đồng thu mua cung ứng vật tư khi cần thiết, Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, tiến độ thu mua cung ứng vật tư thiết bị, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng mua bán vật tư nếu có.
– Đảm bảo cung cấp đúng, đủ trang thiết bị vật tư cho công trình, tránh nhầm lẫn, thất thoát thiết bị vật tư.
– Quản lý, bàn giao vật tư thu hồi sau dự án.
7. Đội thi công
a. Đội trưởng thi công
– Đội trưởng đội thi công chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chỉ huy trưởng công trình, chịu trách nhiệm phụ trách trực tiếp các cá nhân thi công trong đội của mình.
– Có trách nhiệm tổ chức thi công theo kế hoạch thi công chi tiết do chỉ huy trưởng công trình thông báo, chịu trách nhiệm hoàn toàn về tiến độ, chất lượng thi công của đội.
– Phối hợp với chỉ huy trưởng công trình và bộ phận vật tư kiểm tra, kiểm định các thiết bị, dụng cụ lắp đăt trước khi đưa vào thi công.
b. Nhân viên lắp đặt
– Đảm bảo lắp đặt đúng tiến độ, chất lượng đội trưởng đội giao.
– Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong suôt quá trình lắp đặt.
B. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ, VẬT LIỆU:
1. VẬN CHUYỂN VẬT TƯ ĐẾN CÔNG TRƯỜNG:
Các thiết bị/vật tư được chuyển bằng ôtô container đến chân công trình. Nhà thầu sẽ thông báo trước lịch xe vận chuyển thiết bị vào công trình. Ban quản lý dự án có thể sẽ được đề nghị giúp đỡ nhà thầu trong việc tạo điều kiện điểm đỗ dỡ hàng tại chân công trình hoặc can thiệp với cơ quan chức năng trong việc cho phép xe vận tải lưu thông vào tuyến phố có công trường. Ngay sau khi vật tư, thiết bị được chuyển tới và bảo quản tại công trường, nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hố thang đã đạt yêu cầu kỹ thuật, cung cấp điện, mặt bằng cho nhà thầu bố trí kho, văn phòng thi công. Các thiết bị khi đưa vào công trường sẽ được thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư. Việc bảo vệ vòng ngoài của chủ đầu tư là rất cần thiết để cùng với nhà thầu phòng chống các trường hợp trộm cắp/thất lạc các thiết bị thang máy đang lắp đặt, lưu trong kho hoặc tập kết tại vị trí lắp đặt. Thang máy là một tổ hợp thiết bị nhỏ gọn không cần mặt bằng tổ hợp lớn khi thi công lắp đặt chúng mà được tổ hợp trực tiếp tại vị trí sau này sẽ lắp đặt. Các thiết bị phòng máy tổ hợp trực tiếp trên mặt bằng phòng máy, các thiết bị nằm trong giếng thang hay cửa tầng được tổhợp trực tiếp tại đó.
2. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, BẢO DƯỠNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ KHI NHẬN HÀNG VÀ TRONG QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT
Khi thiết bị của chúng tôi được vận chuyển từ nhà máy sản xuất của hãng HITACHI tại Quảng Châu – Trung Quốc đến cảng Hải Phòng, chúng tôi sẽ thực hiện các bước sau để chuyển đến công trường toàn bộ thiết bị cho việc khởi công lắp đặt:
1. Tiến hành kiểm tra chất lượng, xuất xứ hàng hóa và thực hiện đầu đủ các thủ tục hải quan ͢theo đúng quy trình (có sự theo dõi của chủ đầu tư nếu Chủ đầu tư yêu cầu).
2. Thiết bị sẽ được chuyển thẳng đến công trình (Quý công ty sẽ cung cấp đường dẫn hoặc lối vào đủ điều kiện để nhà thầu chúng tôi vận chuyển thiết bị đến tận chân công trình). Tại đây, như thỏa thuận bao đầu giữa hai bên, thiết bị sẽ được tổ chức cất giữ trong kho do Chủ đầu tư cung cấp sao cho vị trí sắp xếp và địa điểm cung cấp thuận tiện cho việc thi công và không ảnh hưởng tới các hạng mục đang thi công tại công trình của Quý công ty. Kho cất giữ thiết bị phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo quản thiết bị không bị hư hao, tránh nắng mưa trong xuất thời gian thi công (Điều kiện bảo quản của kho sẽ được công ty chúng tôi tư vấn kỹ lưỡng để hệ thống thiết bị được bảo quản trong điều khiện tốt nhất). Đồng thời nhân viên bảo vệ sẽ được cử đến để quản lý kho, canh giữ thiết bị tránh mất mát hoặc các sự cố ngoài ý muốn, và thông báo kịp thời tình trạng thang nếu có vấn đề hư hỏng, lỗi thiết bị nào xảy ra.
3. Ngay khi nhận hàng tại công trình, các thiết bị/vật tư được kiểm tra sơ bộ nhằm phát hiện các hỏng hóc, lỗi vận chuyển để có giải pháp khắc phục sớm tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Sau từng công đoạn lắp đặt, việc kiểm tra nhất thiết phải được thực hiện, sau đó mới tiến hành đến các công việc tiếp theo. Việc bảo dưỡng thiết bị có thể được tiến hành sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hoặc khi đã tổ hợp xong một cụm thiết bị nào đó mà nhà thầu thấy cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng của thang máy
3. TRƯỜNG HỢP TẠM DỪNG THI CÔNG
1. Nếu quá 15 ngày sau khi thiết bị được giao đến công trường, mà Quý cơ quan chưa bàn giao hố thang đủ điều kiện thi công lắp đặt thang máy hoặc điều kiện thi công tại công trường không đảm bảo cho việc lắp đặt thang máy, thì chúng tôi sẽ bàn giao thiết bị cho Quý cơ quan lưu kho. Quý cơ quan sẽ phải bảo quản thiết bị sau khi đã bàn giao. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp mất cắp hoặc/ và hư hỏng của thiết bị sau khi đã bàn giao.
2. Trường hợp khi hàng về mà Quý cơ quan chưa cung cấp kho để chứa thiết bị thì chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý cơ quan thuê kho và chi phí sẽ do Quý cơ quan thanh toán trực tiếp với đơn vị cho thuê kho. Ngoài ra Quý cơ quan sẽ phải chịu thanh toán các chi phí khác (nếu có) để vận chuyển thiết bị đến công trình khi lắp đặt.
3. Nếu tạm ngừng thi công trong khi đang thi công, Quý cơ quan phải gửi công văn nêu rõ lý do tạm ngừng và thời gian tạm ngừng thi công cho công ty chúng tôi trước ít nhất 7 ngày. Nếu thời gian tạm ngừng qua 1 tháng, chúng tôi sẽ bàn giao thiết bị cho quý công ty bảo quản theo (bao gồm phần thiết bị đang thi công dang dở và thiết bị còn lưu kho). Quý công ty sẽ phải bảo quản thiết bị sau khi bàn giao. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp mất cắp hoặc/và hư hỏng của thiết bị sau khi đã bàn giao.
4. Khi Quý công ty yêu cầu tiếp tục thi công, quý công ty phải gửi công văn yêu cầu tiếp tục thi công và thời gian thi công cho Công ty chúng tôi trước ít nhất 7 ngày, sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện công việc như đã thỏa thuận.
4. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THIẾT BỊ VẬT TƯ KHI ĐẾN CÔNG TRÌNH TẠM DỪNG DO MƯA BÃO
Khi hàng hóa, thiết bị, vật tư đã về đến công trình, nhưng do điều kiện bất khả kháng như mưa bão, lũ lụt hoặc thiên tai mà không đảm bảo vấn đề thi công lắp đặt thiết bị. Chúng ta sẽ phải có biện pháp để chuẩn bị đối phó:
a. Dựng rào chắn thông báo khu vực thi công.
b. Che chắn khu vực thi công đảm bảo không có vật tư rơi nguy hiểm.
c. Sử dụng lưới bảo hiểm B40 quây kín khu vực thiết bị, tránh để gió lốc thổi bay thiết bị.
d. Đảm bảo các thiết bị có tính chất quan trọng được tập kết vào nơi an toàn, tránh để mưa bão gây ngập lụt thiết bị.
e. Cắt cầu giao nếu có nguồn điện chạy qua khu vực đang thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
f. Nếu khu vực đang thi công có ánh sang không đảm bảo, cần bố trí đèn tăng cường (vị trí bố trí đèn không gây lóa mắt người tham gia thi công).
g. Luôn luôn có người trực trên hiện trường để có phương án ngay tại hiện trường khi có sự cố ngoài ý muốn.
h. Các thiết bị vật tư, phụ kiện đã và đang sử dụng khi tạm dừng thi công cần được để vào kho an toàn, tránh mất mát sau này khi thi công.
C. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, KỸ THUẬT, TIẾN ĐỘ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:
1. CÁC VĂN BẢN CĂN CỨ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Các nghị định về quản lý chất lượng công trình:
– Nghị định số 15/2013/ND-CP ngày 15/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Thông tư số 11/2014/TT-BXD về việc hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện nhân lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
– Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án xây dựng công trình.
– Nhà thầu yêu cầu các bộ phận kiểm tra giám sát chất lượng công trình thực hiện công tác và các phần việc lắp đặt cùng với Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát tổ chức giám sát và thực hiện việc lập hồ sơ nghiệm thu, kiểm tra chất lượng của từng thành phần công việc và hạng mục theo tiến độ thi công công trình.
Các tiêu chuẩn quy phạm tham khảo áp dụng vào việc quản lý chất lượng công trình
Tiêu chuẩn Mã số ban hành
An toàn cháy-Yêu cầu chung
Thang máy điện – Yêu cầu an toàn trong cấu tạo và lắp đặt TCVN 6396-73
Thang máy điện – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng TCVN 5744-93
An toàn điện trong xây dựng- Yêu cầu chung TCVN 4086-85
Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756-89
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91
Nghiệm thu thiết bị lắp đặt xong.Nguyên tắc cơ bản TCVN 5640-91
Thang máy điện: Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt TCVN 6904-01
Tiêu chuẩn sai số cho phép TCVN 4453-87
Hoàn thiện mặt bằng xây lắp – Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4516-88
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91
Quản lý chất lượng xây lắp công trình- Nguyên tắc cơ bản TCVN 5637-91
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 & 14001
Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS
2. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM KỸ THUẬT
a. Người phụ trách thi công hạng mục này phải có trách nhiệm giải quyết các vấn đề kỹ thuật tại công trường và phản hồi chính xác các vấn đề tồn tại về công ty.
b. Khi người phụ trách hạng mục phản hồi các vấn đề kỹ thuật cho bộ phận kỹ thuật lắp đặt, thì bộ phận kỹ thuật bắt buộc nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, thực hiện các phương pháp kỹ thuật, hoặc ngoài tầm giải quyết thì đưa vấn đề này trực tiếp phản ánh với nhà máy.
c. Chúng tôi nghiêm ngặt áp dụng tiêu chuẩn quản lý giám sát chất lượng ISO 9001, do đó tổ trưởng của mỗi tổ lắp đặt phải kiểm tra chất lượng của mỗi khâu của công trình, nếu phát hiện có vấn đề gì thì kịp thời sửa chữa đồng thời báo lên cấp trên.
d. Nhân viên lắp đặt sau khi hiệu chỉnh một bộ phận hạng mục công trình, bắt buộc phải có nhân viên đại diện (người phụ trách về chất lượng) ký xác nhận, mới có thể tiếp tục thi công hạng mục tiếp theo
e. Bắt buộc phải là nhân viên có chuyên môn hiệu chỉnh thang máy, để bảo đảm chất lượng công trình.
f. Tổ trưởng phải căn cứ vào tiến độ thực tế để viết báo cáo kiểm tra chất lượng công trình cho mỗi cây thang, đồng thời phải do nhân viên phụ trách chất lượng ký xác nhận
g. Thang máy được lắp đặt theo tiêu chuẩn quốc tế GB7588-2003
h. Công việc giám sát quá trình thi công thang máy phải dựa trên tiến độ thi công đã đưa ra.
3. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
a. Căn cứ vào lưu trình công nghệ lắp đặt thang máy, hoàn thành mỗi công đoạn thì đội lắp đặt phải tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn → người phụ trách chất lượng tiến hành xác nhận và báo cáo cấp trên → người phụ trách dự án tiếp tục kiểm tra → báo cáo cho đơn vị
TVGS → cho phép tiến hành giai đoạn tiếp theo. Đây là các công việc tuần hoàn nhau, đảm bảo công trình đạt chất lượng cao.
b. Trong cả quá trình thi công, nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ bất thường kiểm tra hiện trường thi công, để kịp thời hiệu chỉnh các vấn đề về kỹ thuật, đảm bảo công tác thi công đạt chất lượng cao.
c. Trong quá trình thi công hoàn thành tốt các ghi chú công việc hàng ngày để làm căn cứ kiểm tra sau này, hoàn thành mỗi công đoạn bắt buộc phải có nhân viên phụ trách chất lượng xác nhận mới tiếp tục thi công công đoạn tiếp theo.
4. PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Tiến độ là thời gian được định ra trong hợp đồng
a. Công ty chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ kế hoạch lắp đặt, bảo đảm công việc lắp đặt diễn ra theo kế hoạch, trong quá trình thi công, chúng tôi sẽ bám sát tiến độ, bố trí các nhân viên lắp đặt lành nghề, để đảm bảo việc lắp đặt thang máy hoàn thành đúng tiến độ.
b. Trong cả quá trình thi công, tất các bộ phận trực thuộc sẽ cố gắng hết sức, nếu tiến độ bị trễ trong khoảng thời gian 5 ngày, người phụ trách dự án cần phải điều chỉnh công việc về mọi mặt, thay đổi tiến độ thích hợp. Nếu chậm tiến độ vượt quá 5 ngày, thì Bộ phận quản lý dự án cần phải có những phương pháp bổ trợ nhằm thúc đẩy tiến độ, hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
c. Việc lập tiến độ cũng phụ thuộc vào tiến độ thực tế của công trình
Nếu ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ lắp đặt, đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng phối hợp các hạng mục sau đây:
a. Căn cứ vào phương án thi công, yêu cầu cung cấp nguồn điện thi công và mặt bằng thi công.
b. Căn cứ vào báo cáo kiểm tra giếng thang, yêu cầu kịp thời sửa chữa các vấn đề tồn tại của giếng thang.
c. Trước khi thi công thang máy, chủ đầu tư phải cung cấp cho nhà thầu thang máy cao độ, cốt hoàn thiện của mỗi tầng lầu và trục thẳng đứng trong giếng thang, phải được đánh dấu tại các tầng lầu, để làm mốc lắp thang.
d. Căn cứ vào kế hoạch thi công, chuẩn bị đầy đủ các công việc phần thô như: phòng máy, khung cửa, hố Pit.
e. Căn cứ vào thời gian của kế hoạch thi công, yêu cầu hoàn thành các công việc của giếng thang và hố Pít của thang cuốn.
f. Căn cứ vào nhu cầu thi công, cung cấp mặt bằng và phòng để dụng cụ thi công tương ứng.
5. PHƯƠNG PHÁP BẢO ĐẢM CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC NHÀ THẦU LIÊN QUAN KHÁC:
Các công tác phối hợp
a. Bố trí nhân viên phụ trách dự án, có trách nhiệm làm công tác liên lạc, hội họp, phối hợp giữa các bên.
b. Nhân viên quản lý lắp đặt có nhiệm vụ kiểm tra định kỳ tình hình sử dụng điện, căn cứ vào thực tế để điều chỉnh.
Các công tác phối hợp của đội ngũ lắp đặt
a. Bố trí nhân viên phụ trách tại hiện trường, có trách nhiệm làm công tác liên lạc giữa các bên.
b. Trước khi vào công trình thi công, liên hệ với nhà thầu thi công phần thô, nắm được danh sách đội thi công lắp đặt, và nhân viên phụ trách hiện trường để tiện liên lạc.
c. Trước khi tiến hành lắp đặt, phải có các buổi bồi dưỡng về kiến thức an toàn thi công và kiến thức PCCC. Khi làm việc có liên quan đến lửa, phải trang bị công cụ PCCC, sau khi hoàn thành công việc phải bài trừ tất cả các nguy cơ tiềm ẩn gây nên hỏa hoạn, loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ gây cháy.
d. Sau khi vào công trình thi công, mỗi tháng tham gia họp định kỳ do chủ đầu tư hoặc TVGS tổ chức.
Các công tác phối hợp của chủ đầu tư
a. Bố trí nhân viên phụ trách dự án có trách nhiệm liên hệ công việc với Chủ đầu tư.
b. Trước khi thi công phải cung cấp cho chủ đầu tư kế hoạch, tiến độ thi công (bao gồm cả thời gian làm việc với đơn vị thi công phần thô).
c. Sau khi hai bên xác định được thời gian biểu làm việc với nhà thầu xây dựng, công việc cụ thể thì dựa vào lịch thời gian này để tiến hành, nếu tiến độ bị kéo dài hoặc do bất kỳ lí do gì thì hai bên phải kịp thời điều chỉnh.
D. QUẢN LÝ TÀI LIỆU, HỒ SƠ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG, NGHIỆM THU, THANH QUYẾT TOÁN
1. Phương pháp sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ
Nhằm phục vụ cho việc tổ chức sử dụng tài liệu được thuận lợi thì việc sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ là công tác tổ chức khoa học các hồ sơ cần thiết. Sắp xếp khoa học tài liệu trong kho lưu trữ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê và kiểm tra. Ngoài ra, sắp xếp khoa học các hồ sơ trong kho lưu trữ còn giúp cho cán bộ lưu trữ có điều kiện xử lý nhanh chóng các biến cố xảy ra, chống được các yếu tố gây hại cho tài liệu.
a. Sắp xếp tài liệu theo hồ sơ
Các tài liệu trong hồ sơ, đơn vị bảo quản được sắp xếp theo đặc trưng đã vận dụng để lập hồ sơ. Nếu khối lượng tài liệu trong hồ sơ nhiều thì nên chia thành nhiều tập, mỗi tập là 1 đơn vị bảo quản. Mỗi hồ sơ, đơn vị bảo quản chỉ dày khoảng 2 cm;
Các tài liệu là bản vẽ có khổ rộng thường xếp theo các phương pháp: đặt nằm phẳng trong các tủ chuyên dụng; cuộn tròn đối với bản vẽ bằng giấy mỏng. Đối với những bản vẽ khổ rộng, giấy cứng thì phải treo lên các giá treo.
b. Sắp xếp tài liệu lên giá
Tùy theo từng loại tài liệu để sắp xếp nhưng việc sắp xếp tài liệu trong từng khoang, từng giá phải thống nhất theo quy định xếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Nguyên tắc sắp xếp tài liệu lên giá là dễ tìm thấy, dễ lấy.
Trường hợp tài liệu được sắp xếp trong từng hộp, trong gói… có đánh số thứ tự, cần xếp nằm thì đặt chúng theo số thứ tự từ dưới lên trên thành từng cột và các cột lại được xếp từ trái qua phải.
c. Sắp xếp giá trong kho
Sắp xếp giá trong kho phải thuận tiện cho phương tiện vận chuyển và đi lại, đồng thời phải bảo đảm cho kho được thông thoáng, tránh được các yếu tố phá hoại tài liệu, tiết kiệm được diện tích, thuận lợi cho công tác làm vệ sinh, sắp xếp tài liệu và thống kê, kiểm tra tài liệu.
d. Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu
Trong một kho lưu trữ có nhiều phông, nhiều giá cần phải làm hai bảng chỉ dẫn: Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo phông và bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo giá.
Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo phông là bảng cho biết tài liệu của phông đó để ở ngăn nào, giá nào trong kho.
2. Chế độ bảo vệ tài liệu trong kho lưu trữ
Mỗi kho lưu trữ đều có chế độ quản lý tài liệu nhằm bảo vệ an toàn và bảo quản toàn vẹn trạng thái vật lý của tài liệu.
Chế độ bảo vệ tài liệu bao gồm: Chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất về số lượng, chất lượng, tình trạng vật lý của tài liệu, tình hình bảo quản tài liệu.
3. Chế độ sử dụng tài liệu
Đưa tài liệu lưu trữ ra phục vụ nghiên cứu sử dụng, đáp ứng các yêu cầu của xã hội là mục tiêu của công tác lưu trữ. Để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu nhằm phục vụ lâu dài, trong quá trình giao nhận, vận chuyển, sử dụng tài liệu phải có các quy định cụ thể, chặt chẽ và phải thực hiện nghiêm túc các quy định.
Các quy định về sử dụng tài liệu bao gồm:
– Quy định về khai thác sử dụng tài liệu và thẩm quyền khai thác sử dụng tài liệu;
– Quy định về chế độ kiểm tra, theo dõi việc xuất nhập tài liệu;
– Nội quy phòng đọc;
– Quy định về việc trưng bày triển lãm tài liệu…
QUY TRÌNH
KIỂM TRA, CHẠY THỬ HÀNG HÓA SAU KHI LẮP ĐẶT
1. Quy định chung
Tiêu chuẩn này quy định nội dung và trình tự nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Đối với thiết bị do tổ chức lắp đặt trong nước liên doanh với nước ngoài do người nước ngoài nhận thầu xây lắp cũng sử dụng tiêu chuẩn này.
Chú thích: Danh từ “thiết bị” dùng trong Tiêu chuẩn này là chỉ là một thiết bị độc lập hoặc một dây chuyền công nghệ bao gồm thiết bị cơ khí, hệ thống thông gió và các vật liệu đi kèrn theo.
Thiết bị đã lắp đặt xong phải bảo đảm toàn bộ các công việc vận chuyển, bảo quản, lắp đặt thiết bị thực hiện đúng kĩ thuật và chạy thử đạt yêu cầu thiết kế.
Nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị không bao gồm các công việc điều chỉnh các thông số kĩ thuật trong quá trình sản xuất thử.
Việc lắp đặt thiết bị phải được thực hiện theo thiết kế và các bản vẽ chế tạo (nếu có) tuân theo các quy định đã ghi trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị. Nếu yêu cầu kĩ thuật nào trong thiết kế và hướng dẫn lắp đặt vận hành không có thì theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
Khi nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong, ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn này còn phải tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4091 : 1985.
Thành phần của Hội đồng nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong được quy định trong tiêu chuẩn nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4091 : 1985.
Các thiết bị đã lắp đặt xong phải được tổ chức nghiệm thu khi đã có đủ điều kiện ghi trong chương 2 của tiêu chuẩn này.
2. Nội dung và trình tự tiến hành nghiệm thu
Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong tiến hành theo 3 bước nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử không tải và nghiệm thu chạy thử có tải.
2.1. Nghiệm thu tĩnh
Nghiệm thu tĩnh là kiểm tra, xác định chất lượng lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật lắp đặt để chuẩn bị đưa thiết bị vào chạy thử không tải.
– Công việc nghiệm thu tĩnh do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.
– Khi nghiệm thu, cần nghiên cứu các hồ sơ tài liệu sau:
– Thiết kế lắp đặt và bản vẽ chế tạo (nếu có);
– Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị.;
– Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc lắp máy, lắp điện, lắp ống, lắp thông gió, lắp thiết bị tự động và đo lường thí nghiệm, gia công kết cấu thép và thiết bị …;
– Bản vẽ hoàn công cho một số việc lắp đặt quan trọng;
– Biên bản thanh tra nồi hơi và các thiết bị chịu áp;
– Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng chữa cháy;
– Biên bản thay đổi thiết kế và thiết bị;
– Nhật ký công trình;
– Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt và bao che thiết bị;
– Đối với các thiết bị đã sử dụng rồi, khi lắp đặt lại phải có lí lịch thiết bị từ cơ sở cũ kèm theo.
– Đối với các thiết bị quan trọng ngoài các văn bản trên còn phải có văn bản giao nhận thiết bị giữa tổ chức giao thầu và nhận thầu. Các biên bản về vận chuyển từ nhà máy chế tạo về đến công trình (tình trạng kĩ thuật, các sự cố xảy ra trên đường vận chuyển, lưu giữ tại kho bãi, mất mát…), xác định tình trạng thiết bị trước khi lắp đặt. Nếu thiết bị hư hỏng thì sau khi sửa chữa xong phải có biên bản nghiệm thu tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa.
Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và thực địa nếu thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với yêu cầu kĩ thuật quy định trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành thì lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cho phép tiến hành chạy thử không tải.
Nếu Ban nghiệm thu phát hiện thấy 1 số khiếm khuyết thì yêu cầu tổ chức nhận thầu lắp máy tiến hành sửa chữa, hoàn chỉnh và hẹn ngày nghiệm thu lại. Nếu những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng tới việc chạy thử máy thì vẫn có thể lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cùng tập phụ lục những khiếm khuyết và định thời hạn hoàn thành. Phía nhận thầu lắp máy phải nghiêm chỉnh thực hiện công việc khắc phục các khiếm khuyết trên đúng thời hạn.
2.2. Nghiệm thu chạy thử không tải
Nghiệm thu chạy thử không tải là kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt và tình trạng thiết bị trong quá trình chạy thử không tải, phát hiện và loại trừ những sai sót, khiếm khuyết chưa phát hiện được trong nghiệm thu tĩnh.
Việc chạy thử không tải thiết bị chỉ tiến hành sau khi đã có biên bản nghiệm thu tĩnh.
Đối với thiết bị độc lập thí nghiệm thu chạy thử không tải thực hiện một bước do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Đối với dây chuyền công nghệ gồm nhiều thiết bị thí nghiệm thu chạy thử không tải tiến hành 2 bước:
a. Nghiệm thu chạy thử không tải từng máy độc lập (đơn động).
b. Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất (liên động).
Nghiệm thu chạy thử từng máy độc lập do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Trong quá trình chạy thử cần theo dõi sự hoạt động của thiết bị, các thông số về tốc độ, độ rung, nhiệt độ, các hệ thống làm mát, bôi trơn… nếu phát hiện các khuyết tật thì dừng máy, tìm nguyên nhân và sửa chữa.
Thời gian chạy thử không tải đơn động thường ghi trong các tài liệu hướng dẫn vận hành máy. Nếu không có số liệu, đối với các máy đơn giản thời gian chạy không tải tối đa là 4 giờ, các máy phức tạp tối đa là 8 giờ liên tục không dừng máy.
Khi kết thúc chạy thử không tải đơn động. Ban nghiệm thu cơ sở lập và kí biên bản nghiệm thu chạy thử không tải đơn động. Một số thiết bị ao đặc điểm kết cấu không chạy được chế độ không tải (bơm nước, máy nén khí, hệ thống ống dẫn…) thì sau khi nghiệm thu tĩnh xong chuyển sang chạy thử có tải.
Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất:
Sau khi toàn bộ thiết bị của dây chuyền công nghệ để được nghiệm thu chạy thử không tải đơn động. Hội đồng nghiệm thu cơ sở xem xét, lập và kí biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp (phụ lục số 4 TCVN 4091 : 1985) cho phép chạy thử liên động toàn dây chuyền.
Kể từ khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở ký biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp, chủ đầu tưphải tiếp nhận và bảo quản những thiết bị đó.
Việc chạy thử liên động phải liên tục từ 4-8 giờ (tùy theo loại thiết bị) không ngừng lại vì lí do nào, hoạt động của dây chuyền phù hợp với thiết kế và các yêu cầu công nghệ sản xuất.
Kết thúc chạy thử, Hội đồng nghiệm thu cơ sơ lập và kí biên bản nghiệm thu chạy thử không tải liên động dây chuyền sản xuất, cho phép đưa dây chuyền vào chạy thử có tải.
2.3. Nghiệm thu chạy thử có tải
Chạy thử có tải thiết bị để phát hiện và loại trừ các khuyết tật của thiết bị trong quá trình mang tải, điều chỉnh các thông số kỹ thuật sân xuất thích hợp, để chuẩn bị đưa thiết bị vào sản xuất thử.
Công việc nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Các mức mang tải và thời gian chạy thử thường quy định trong tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. Nếu trong tài liệu trên không có quy định, sau khi thiết bị mang tải 72 giờ liên tục không ngừng máy, bảo đảm các thông số kỹ thuật về thiết bị và thông số kỹ thuật sản xuất thì kết thúc chạy thử có tải.
Hội đồng nghiệm thu cơ sở lập và ký biên bản nghiệm thu chạy thử có tải.
BIỆN PHÁP
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ,
AN TOÀN LAO ĐỘNG
A. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:
Để bảo vệ môi trường trong suốt các giai đoạn thực hiện dự án, các nhân sự được yêu cầu phải tuân thủ theo Hệ thống Quản lí Môi trường, An toàn, Sức khỏe và kế hoạch chi tiết về Quản lí Môi trường, An toàn về sức khỏe.
1. Nhà thầu sẽ cung cấp tài liệu khung về an toàn được thiết kế riêng cho dự án trong suốt giai đoạn Lắp đặt, Vận hành và Thử nghiệm mà trong đó sẽ chi tiết hóa kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Tất cả các nhân sự tham gia dự án phải tuân thủ theo các yêu cầu trong kế hoạch Bảo vệ Môi trường, An toàn & sức khỏe. Tất cả các nhân sự tham gia dự án phải được hướng dẫn trước khi bắt đầu công việc. Giám đốc dự án sẽ tổ chức các buổi huấn luyện thích hợp cho toàn bộ nhân sự của dự án để bổ sung các kỹ năng giúp họ hoàn thành công việc của mình.
3. Áp dụng các phương tiện hợp lí để đảm bảo vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến cộng đồng và các cá nhân xung quanh:
– Trang bị cần thiết các thiết bị bảo vệ.
– Sử dụng các vật liệu và máy móc không gây độc hại đến môi trường và con người.
4. Vệ sinh ăn ở cho công nhân tại công trường:
– Khu vực lán trại ở phải thường xuyên quét dọn, có rãnh thoát nước xung quanh lán.
– Nhà vệ sinh bố trí ở nơi xa khu ở, cuối hướng gió và dọn vệ sinh hàng ngày.
– Rác thải trong sinh hoạt được tập trung vào một chỗ sau đó đổ đúng nơi quy định
5. Biện pháp vệ sinh và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công:
a. Không xả khí lạ ra môi trường như gas…. Trong trường hợp bắt buộc, phải xả từ từ, từng giai đoạn một. Tránh trường hợp khí tập trung có nồng độ cao gây nguy hiểm.
b. Dùng vải bạt che chắn khu vực thi công tránh bụi bẩn và phế thải rơi vãi ra các khu vật lân cận. Che đậy kĩ các khu vực đục tường tránh ảnh hưởng đến phần kết cấu đã hoàn thiện xong.
c. Che đậy không làm rơi vãi hóa chất ra công trình, gây phá hủy hoặc làm yếu kết cấu.
d. Công việc vận chuyển thiết bị, vật tư thi công trong công trình tránh gây va đập làm biến dạng kết cấu hoặc vật tư thiết bị.
e. Thu dọn vệ sinh khu vực thi công khi kết thúc công việc hoặc kết thúc ca làm việc.
f. Tập kết, xử lý phế thải vào nơi quy định.
g. Tập trung, di dời tránh để phế thải dễ bị phân hủy gặp các tác nhân sinh phân hủy nhanh làm ô nhiễm môi trường thi công và các khu vực xung quanh.
h. Dọn dẹp sạch sẽ nhanh chóng các vật liệu bị vứt bỏ trong khu vực thi công. Toàn bộ rác phế thải được thu dọn ngay nếu điều kiện cho phép, trong trường hợp chỉ cho phép đổ vào giờ quy định thì phải thu gọn không để bừa bãi.
i. Đối với nước thải làm các hệ thống rãnh để thoát nhanh chóng, tránh ứ đọng, tắc nghẽn làm ô nhiễm khu vực.
6. Dọn sạch sẽ thang máy sau khi hoàn tất lắp đặt, vận hành & thử nghiệm.
Bước Hành động Ghi chú
1 Làm sạch không gian trên cabin
2 Làm sạch các giá đỡ và ray dẫn hướng
3 Làm sạch các cửa và tầng dừng
4 Làm sạch nóc cabin
5 Làm sạch bên trong cabin
6 Làm sạch hố
7 Xử lý chất thải xung quanh cabin làm việc Theo tất cả các quy định
B. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY:
1. Yêu cầu trong khu vực thi công
a. Kịp thời tổ chức phòng chống cháy nổ tại chỗ đồng thời báo cáo kịp thời cho đơn vị chức năng để hỗ trợ kịp thời.
b. Để chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thi công, đơn vị thi công đề ra một số biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể như sau:
– Thành lập tổ PCCC do đồng chí chỉ huy công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các điều kiện an toàn trong khu vực công trường mà mình phụ trách.
– Thành lập đội PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công, lực lượng này được tổ chức học tập, huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác PCCC.
– Bố trí các thiết bị phòng chống cháy nổ cần thiết: Bình phun bọt, mặt nạ phòng độc, bố trí nguồn nước dự phòng khi xảy ra cháy.
– Thực hiện chế độ bảo quản vật tư, thiết bị theo đúng qui định về phòng chống cháy nổ. Các hệ thống điện của công trường từ nguồn cung cấp đến các khu vực dùng điện thường xuyên được kiểm tra nếu có nghi vấn đường dây không an toàn yêu cầu sửa chữa ngay.
– Đảm bảo đường đi lối lại trong công trường thông thoáng, có người điều tiết, lên lịch trình, phương án xe ra vào cổng để cho xe ra vào không trùng giờ, ùn tắc.
c. Các bình chữa cháy được đặt tại những vị trí dễ xảy ra cháy, nổ đảm bảo dễ nhìn thấy, dễ lấy. Các phương tiện trên được hướng dẫn sử dụng cho toàn thể CBCNV tham gia thi công công trình (có giấy chứng nhận sau khi được tập huấn).
d. Lắp đặt điện thoại và có các số quay cần thiết như cấp cứu, công an, PCCC.
e. Nội quy phòng cháy chữa cháy đối với việc thi công công trình:
– Chấp hành các quy chế, quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn về điện không để xảy ra chạm chập gây cháy.
– Cấm mang vật dụng dễ cháy nổ vào công trình – trường hợp vật dụng phục vụ cho thi công cần đảm bảo an toàn khi sử dụng.
– Kiểm tra nguồn điện chạy qua khu vực thi công đảm bảo không xảy ra va đập gây chập, cháy nổ điện.
– Không tự ý mắc nối điện để dùng, trong quá trình sử dụng các dây dẫn, phích cắm v.v… bị hỏng báo cáo với ban quản lý công trường để giải quyết ngay.
– Tuyệt đối cấm đun nước bằng các dụng cụ điện tự tạo, cấm hút thuốc lá, thuốc lào, đun nấu trong khu vực thi công.
– Nguyên vật liệu dễ cháy được quản lý cẩn thận, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, có nội quy cụ thể.
– Tổ chỉ huy PCCC thường xuyên kiểm tra khu vực thi công đảm bảo không có vật dụng dễ cháy nổ; Kiểm tra các dụng cụ, phương tiện PCCC được trang bị.
– Khi xảy ra cháy mọi người nêu cao tinh thần trách nhiệm cứu người, cứu tài sản. Có ý thức bảo vệ hiện trường giúp cơ quan điều tra xác định nguyên nhân cháy.
– Cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC sẽ được khen thưởng, nếu xẩy ra cháy sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Yêu cầu đối với cán bộ, công nhân thi công.
a. Yêu cầu cán bộ công nhân tham gia thi công tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn cháy nổ đã được học tập:
– Nội quy an toàn cháy nổ chung và nội quy của Công ty.
– An toàn cháy: TCVN 3254 – 1979.
– Tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng: TCVN 4086 – 1985.
– Các yêu cầu chung về an toàn chung trong hàn điện: TCVN 3146 – 1986 – IEC 439.
b. Gắn trách nhiệm của mỗi thành viên với công việc đảm bảo không bỏ vị trí khi xảy ra sự cố.
C. PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG VĂN MINH
a. Do phải vận chuyển nhiều thiết bị thang máy vào chân công trình, nhân viên phụ trách dự án của công ty chúng tôi sẽ có kế hoạch sắp xếp thời gian vận chuyển với các loại thiết bị tương ứng vào công trình, đường để xe vào công trình phải bảo đảm thông suốt, không có vật cản.
b. Thiết bị phải được sắp xếp gọn gàng hợp lý, không chiếm dụng đường đi hay phạm vi của nhà thầu khác.
c. Đối với việc sử dụng phòng để dụng cụ, phải làm vệ sinh định kỳ, các công cụ phải được sắp xếp gọn gàng, có trình tự.
d. Đối với việc mở thùng thiết bị, phải kịp thời thông báo cho người phụ trách thu dọn gọn gàng.
e. Nhân viên thi công bắt buộc phải mặc đồng phục, đội mũ và thắt dây an toàn, đồng thời phải có giấy phép ra vào công trường.
f. Trong công trường thi công, ngoài biểu ngữ chú ý an toàn, chú ý nguy hiểm, thì không được viết lung tung, bậy bạ, phải đặt đồ đạc đúng vị trí quy định.
g. Tất cả rác thải trong thi công, cuối giờ làm phải làm vệ sinh, thu gọn, tập kết tại địa điểm quy định, để bảo đảm môi trường thi công luôn sạch sẽ và khẳng định hình tượng của nhà thầu thi công.
h. Nguồn điện thi công tạm thời phải tuân thủ tại vị trí mà chủ đầu tư đã cung cấp, không được kéo nối lung tung.
i. Nhân viên phụ trách dự án có trách nhiệm áp dụng các biện pháp thi công văn minh tại công trường, đồng thời bồi dưỡng định kỳ cho nhân viên cấp dưới nắm rõ các biện pháp để có ý thức thực hiện.
D. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THI CÔNG:
1. Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động:
Việc cải thiện an toàn, vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động. Quản lý an toàn lao động liên quan đến tất cả các chức năng từ lập kế hoạch, xác định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát và giám sát các hoạt động an toàn lao động tại nơi làm việc…, nhằm mục đích phòng chống tai nạn và ốm đau (Hình 1). Phần lớn mọi người thường hiểu sai việc phòng chống tai nạn – đánh đồng giữa khái niệm “tai nạn” với “chấn thương”, dẫn tới việc quan niệm rằng sẽ không có tai nạn nghiêm trọng nếu không có chấn thương. Các nhà quản lý xày àựng rõ ràng có quan tâm đến chấn thương của công nhân, song họ nên quan tâm chủ yếu tới những điều kiện nguy hiểm có thể gây chấn thương – có nghĩa là quan tâm đến vấn đề “sự cố” hơn vấn đề “chấn thương”. Tại một công trường xây dựng thường có nhiều sự cố hơn là những chấn thương.
Một hành động nguy hiểm có thể đã được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi gây ra chấn thương, và việc ngăn ngừa mối hiểm hoạ tiểm tàng này chính là điều mà nhà quản lý phải cố gắng thực hiện. Không thể đến khi có sự thiệt hại về người hoặc vật chất rồi mới hành động.
Vì vậy, quản lý an toàn lao động trên công trường có nghĩa là phải áp dụng những biện pháp an toàn trước khi có tai nạn và ốm đau xảy ra.
Quản lý an toàn lao động hiệu quả gồm cấc mục tiêu chính sau:
– Tạo ra môi trường làm việc an toàn.
– Tạo ra công việc an toàn.
– Tạo ra ý thức về an toàn lao động trong công nhân.
1.1. Các chính sách về an toàn lao động
Người sử dụng lao động cần có những chính sách an toàn lao động được viết ra bằng văn bản trong đó quy định rõ những tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động thể hiện những mục đích cần đạt được. Chính sách này cũng phải quy định rõ cán bộ điều hành cao cấp nào chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện có kết quả các tiêu chuẩn đã đề ra, và cũng là người có thẩm quyên giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý và đốc công ở mọi cấp và giám sát việc thực hiện của họ.
Một chính sách quản lý an toàn lao động cần giải quyết các vấn đề sau:
– Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, đặc biệt chú ý đến các công nhân ở vị trí quan trọng như công nhân điều khiển máy nâng và công nhân lắp ráp các giàn giáo là những người nếu để xảy ra sai sót sẽ đặc biệt gây nguy hiểm tới những người khác;
– Các phương pháp làm việc an toàn cho những loại công việc nguy hiểm: người công nhân trước khi thực hiện những công việc nguy hiểm đó cần được chuẩn bị trước;
– Nghĩa vụ và trách nhiệm của đốc công và công nhân ở vị trí then chốt;
– Phổ biến các thông tin về an toàn và vệ sinh lao động cho mọi người;
– Thành lập hội đồng bảo hộ lao động;
– Lựa chọn và kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có).
1.2. Tổ chức an toàn lao động
Việc tổ chức an toàn lao động trên công trường xây dựng được xác định bởi quy mô công trường, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức dự án. Các hồ sơ về an toàn và sức khoẻ cần được lưu giữ thuận tiện cho việc xác định và xử lý các vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường.
Trong các dự án xây dựng có sử dụng các nhà thầu phụ cần chỉ định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và các biện pháp về an toàn lao động cần thiết cho đội ngũ lao động của nhà thầu phụ. Nó có thể bao gồm việc cung ứng và sử dụng các thiết bị an toàn, phương án thực thi nhiệm vụ một cách an toàn, thanh tra và sử dụng các công cụ thích hợp. Người chịu trách nhiệm tại công trường cần đảm bảo vật liệu, thiết bị và công cụ mang vào công trường phải đạt những tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.
Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, từ nhà quản lý, đốc công đến công nhăn. Các nhà thầu phụ và công nhân của họ cũng phải được huấn luyện chu đáo các thủ tục về an toàn lao động vì có thể nhóm công nhân làm công việc này lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nhóm khác.
Cần có hệ thống thông tin nhanh cho người quản lý công tnròng về những việc làm mất an toàn và những khiếm khuyết của máy móc, thiết bị.
Phân công đầy đủ nhiệm vụ về an toàn và vệ sinh lao động cho từng người cụ thể. Một số ví dụ về nhiệm vụ cần tiến hành có thể liệt kê như sau:
– Cung ứng, xây dựng và bảo trì các phương tiện an toàn như đường vào, lối đi bộ, rào chắn và phương tiện bảo vệ trên cao;
– Xây dựng và cài đặt hệ thống tín hiệu an toàn;
– Cung cấp các thiết bị an toàn đặc biệt cho mỗi loại hình công việc;
– Kiểm tra các thiết bị nâng như cần trục, thang máy và các chi tiết nãng như dây cáp, xích tải;
– Kiểm tra và hiệu chỉnh các phương tiện lên xuống như thang, giàn giáo;
– Kiểm tra và làm vệ sinh các phương tiện chăm sóc sức khoẻ như nhà vệ sinh, lều bạt và nơi phục vụ ăn uống (căng tin);
– Chuyển giao những phần có liên quan trong kế hoạch về an toàn lao động cho từng nhóm công tác;
– Kế hoạch cấp cứu và sơ tán.
Những điểm cần nhớ:
Không thể thực thi kế hoạch hay chính sách về an toàn lao động nào nếu không giao nhiệm vụ cụ thể:
Cho một người cụ thể;
Thời điểm cụ thể để hoàn thành.
Chính sách và kế hoạch về an toàn phải được giao tới tận công nhân, vì chính kế hoạch đó là để đảm bảo an toàn cho họ.
1.3. Cán bộ Nhà quản lý an toàn, vệ sinh lao dộng
Công ty xây dựng ở quy mô nào cũng cần bổ nhiệm một hay nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm xúc tiến công tác an toàn và vệ sinh lao động. Người được bổ nhiệm phải có mối liên hệ trực tiếp với giám đốc điều hành của công ty.
Nhiệm vụ của người này bao gồm:
– Truyền đạt thông tin từ nhà quản lý đến công nhân, kể cả các công nhân của nhà thầu phụ;
– Tổ chức và tiến hành các chương trình huấn luyện an toàn lao động, kể cả việc huấn luyện cho tất cả các công nhân trên công trường;
– Điều tra và tổng hợp những tình huống, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, từ đó rút ra những biện pháp phòng ngừa;
– Tư vấn và góp ý về mặt kỹ thuật cho hội đồng bảo hộ lao động;
– Tham gia vào quá trình phác thảo kế hoạch.
Để thực hiện tốt các chức năng trên, cán bộ an toàn lao động cần có kiến thức về ngành xây dựng. Họ cần được đào tạo, chứng nhận và nếu có thể thì là thành viên của một cơ quan chuyên về an toàn và vệ sinh lao động đã được công nhận.
1.4. Các đốc công
Lập kế hoạch và tổ chức tốt cho mỗi nơi làm việc, phân nhiệm rõ ràng cho mỗi đốc công là cơ sở của an toàn lao động trong xây dựng. “Đốc công” ở đây có nghĩa là người giám sát trước nhất mà tại các công trường có thể có những cách gọi khác nhau như “theo dõi thi công”, “người có trách nhiệm” …
Đốc công cần có sự ủng hộ trực tiếp của người quản lý công trường và phải có khả năng để đảm bảo:
– Điều kiện lao động và các thiết bị phải an toàn;
– Tình trạng an toàn nơi làm việc thường xuyên được kiểm tra;
– Công nhân được đào tạo cập nhật về công việc họ sẽ phải làm;
Các biện pháp an toàn nơi làm việc được thực hiện:
– Những giải pháp tốt nhất được sử dụng vói nguồn lực và kỹ năng sẵn có;
– Các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết có sẵn và được sử dụng.
1.5. Công nhân
Mỗi công nhân cần có ý thức và trách nhiệm về mặt đạo đức cũng như pháp lý là phải quan tâm một cách tối đa đến sự an toàn của bản thân và những người khác. Có rất nhiều cách để liên hệ trực tiếp người công nhân với điều kiện công trường, ví dụ:
“Hội ý nhóm” (Hình 2): Một cuộc họp ngắn khoảng 5-10 phút giữa đốc công và công nhân. Mặc dù mục đích của hội ý nhóm chủ yếu nhằm phổ biến công việc nhưng đây cũng là cơ hội để đốc công có thể nói chuyện về các vấn đề an toàn ỉao động và đưa ra những giải pháp để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Cách này áp dụng khá đơn giản nhưng lại có thể phòng ngừa những tai nạn nghiêm trọng.
“Kiểm tra an toàn”: Kiểm tra điều kiện an toàn môi trường làm việc của công nhân trước khi bắt đầu làm việc giúp họ kịp thời sửa chữa, khắc phục những hiện tượng mất an toàn có thể gây nguy hiểm cho họ về sau.
1.6. Hội đồng bảo hộ lao động
Hội đồng bảo hộ lao động ở các công trường là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt động bảo hộ lao động ở công trường và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về bảo hộ lao động của tổ chức công đoàn. Một Hội đồng bảo hộ lao động mạnh là nhân tố quan trọng trong an toàn lao động. Số lượng thành viên của Hội đồng bảo hộ lao động tuỳ thuộc vào quy mô và điều kiện của công trường nhưng ít nhất cũng phải có đại diện của người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, cán bộ y tế. Ở các doanh nghiệp lớn cần có thêm các thành viên là cán bộ kỹ thuật…
Nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng bảo hộ lao động bao gồm:
– Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của doanh nghiệp;
– Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp. Trong kiểm tra nếu phátị hiện thấy các nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.
– Ngoài ra, Hội đồng bảo hộ lao động cần xem xét các ý kiến đóng góp của công nhân, đặc biệt là những an toàn viên; xem xét các báo cáo về tình hình an toàn lao động, các báo cáo về tai nạn lao động và ốm đau để đưa ra các giải pháp an toàn;
1.7. Các an toàn viên
Những cán bộ này do công nhân chỉ định, hoặc theo quy định của pháp luật, để đại diện cho công nhân giải quyết những vấn đề phát sinh về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường. Họ cần phải là những công nhân đã có kinh nghiệm và có khả năng nhận biết tốt những mối nguy hiểm có thể có trên công trường và được liên tục đào tạo để có những kỹ năng kiểm tra và cách thức xử lý thông tin mới nhất. Chức năng của những cán bộ này là:
– Đại diện cho công nhân về những vấn để an toàn và vệ sinh lao động trước nhà quản lý;
– Tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và có hệ thống trên công trường;
– Điều tra các vụ tai nạn cùng với nhà quản lý để xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục;
– Đại diện cho công nhân làm việc với thanh tra nhà nước khi các đoàn thanh tra này tới làm việc tại công trường;
Các an toàn viên cần được tạo điều kiện thích đáng về thời gian để tham gia các khóa học đào tạo, tập huấn và để làm việc có hiệu quả. Khi làm công việc này, thu nhập của các cán bộ an toàn cần được giữ nguyên, không khấu trừ, vì lợi ích về an toàn và sức khoẻ của cả người sử dụng lao động và người lao động làm việc trên công trường.
2. Các nguyên tắc cụ thể bảo đảm an toàn thi công
a. Trước khi vào công trình, công ty chúng tôi sẽ có một khóa bồi dưỡng về kiến thức an toàn trong thi công để nhân viên lắp đặt phải hiểu và nhận thức được an toàn là vấn đề được đề cao nhất trong quá trình thi công.
b. Phải cử ra một người có chuyên môn phụ trách vấn đề an toàn trong thi công tại hiện trường, phụ trách công tác quản lý an toàn thi công, tham gia hội họp, đảm bảo công tác an toàn thi công lắp đặt.
c. Khi người phụ trách an toàn không có mặt ở hiện trường thì tổ trưởng của tổ lắp đặt phải kiểm công việc quản lý an toàn này.
d. Tại công trình thi công, phải trang bị các thiết bị PCCC. Đối với công việc hàn của thang cuốn, bắt buộc phải trang bị các công cụ PCCC, cuối buổi làm việc phải xác nhận không có nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn mới được phép rời khỏi công trình.
e. Mỗi nhân viên lắp đặt phải có giấy chứng nhận tác nghiệp, bao gồm giấy phép lao động, phải trang bị đồng phục thi công, các đồ dùng bảo hộ lao động mới được phép vào công trình thi công (đồ dụng bảo hộ lao động bao gồm: mũ an toàn, dây an toàn, găng tay, giày …)
f. Điện thi công phải được chúng tôi kiểm tra đạt yêu cầu, đồng thời phải có tủ điện đạt tiêu chuẩn, nếu có hiện tượng nào bất thường, chúng tôi sẽ ngừng sử dụng ngay.
g. Tại các hố thang cuốn phải có lan can phòng hộ, dán các biển chú ý an toàn, phòng tránh người và các vật khác rơi xuống.
h. Trong quá trình thi công, chúng tôi sẽ thường xuyên cử người kiểm tra công tác an toàn thi công, kịp thời bài trừ các hiểm họa tiềm ẩn, bảo đảm công trình được thi công thuận lợi.
i. Trong các trường hợp khẩn cấp, công ty chúng tôi luôn phát huy các đối sách để đảm bảo an toàn trong các trường hợp khẩn cấp: nhân viên ngay lập tức phải báo cáo sự việc lên
cấp trên, đồng thời thông báo cho nhân viên quản lý an toàn xử lý và điều tra, nếu như có liên quan đến các nhà thầu khác thì phải thông báo cho chủ đầu tư và TVGS cùng nhau xử lý.
3. Ký kết công tác an toàn
a. Trước khi thi công công trình, người phụ trách dự án phải cùng với chủ đầu tư, TVGS cùng xác nhận công tác an toàn tại công trường, và cùng nhau kí kết về bản cam kết an toàn
b. Đội lắp đặt trước khi vào công trình thì phải cùng với đơn vị thi công phần thô kiểm tra giếng thang có đạt yêu cầu hay không, nếu chưa đạt yêu cầu thì phải đề nghị nhà thầu xây dựng tiếp tục sửa chữa cho đến khi đạt mới giao cho công ty chúng tôi quản lý (phí sửa chữa đã bao gồm trong gói thầu), đồng thời ký biên bản bàn giao giếng thang để xác nhận trách nhiệm của đơn vị sử dụng.
*Trước khi thi công, tổ trưởng của mỗi tổ thi công phải ký vào sổ quy phạm quản lý thi công an toàn tại công trình (sổ này do người quản lý dự án cấp)
4. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công
4.1. Công tác chuẩn bị cho thi công lắp đặt
a. Dựng rào chắn thông báo khu vực thi công.
b. Che chắn khu vực thi công đảm bảo không có vật tư, phế thải xây dựng rơi vãi gây nguy hiểm.
c. Sử dụng lưới bảo hiểm đề phòng tai nạn trên cao.
d. Cắt cầu giao nếu có nguồn điện chạy qua khu vực đang thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
e. Nếu khu vực đang thi công có độ chiếu sáng không đảm bảo, cần bố trí đèn tăng cường (vị trí bố trí đèn không gây loá mắt người tham gia thi công).
f. Kiểm tra trang phục, mũ bảo hiểm của cán bộ công nhân (bắt buộc).
4.2. Biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao
a. Đảm bảo chân giáo dựng trên nền vững chắc.
b. Nếu dựng từ 3 tầng giáo trở lên, dùng dây thừng giằng về bốn hướng hoặc gá vào phía có kết cấu vững chắc. Giằng giữa các tầng giáo với nhau tránh trường hợp nhổ chân giáo.
c. Dùng lưới bảo hiểm khi dùng nhiều tầng giáo.
d. Công nhân làm việc trên cao bắt buộc phải đeo dây an toàn.
e. Trước khi công nhân lên cao đề nghị kiểm tra giày bảo hộ tránh trường hợp dính dầu mỡ gây ra trơn trượt.
f. Không để dụng cụ, thiết bị thi công và phế thải xây dựng trên giáo sau khi kết thúc công viêc hoặc nghỉ hết giờ.
g. Kiểm tra lại giàn giáo trước khi dỡ giáo hoặc di dời giáo.
h. Không dịch chuyển giáo khi có người ở trên cao.
i. Không cầm dụng cụ hay vật dụng khi đang lên hoặc xuống giáo.
j. Khi sử dụng dòng dọc trên giàn giáo cần bố trí bộ phận hãm.
4.3. Biện pháp bảo đảm an toàn khi thi công lắp đặt
a. Bố trí máy móc đủ công sức, nhân lực đày đủ khi đưa vật tư thiết bị lên cao lắp đặt.
b. Trường hợp vật tư thiết bị nặng phải bố trí cần cẩu đảm bảo trọng tải cần thiết, dựng rào chắn báo hiệu khu vực nguy hiểm.
c. Có các biện pháp neo đỡ vật tư thiết bị phòng trường hợp sự cố.
d. Kiểm tra các giá treo. Giá đỡ trước khi đưa vật tư, thiết bị lên lắp đặt.
e. Thực hiện nghiêm túc kỉ luật lao động, sử dụng các chế độ thưởng phạt đến trục xuất khỏi công trình nếu vi phạm quy chế lao động và an toàn lao động.
E. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH CÔNG TRƯỜNG:
1. Bố trí toàn mục tiêu có 02 nhân viên bảo vệ:
Bao gồm 02 vị trí trực trong giờ làm việc tại công trường và ngoài giờ làm việc
+ Vị trí số 01: kho tạm chứa hàng và vành đai khu vực kho
+ Vị trí số 02: tại khu vực thi công trên phòng máy và vành đai khu vực lắp đặt thang.
2. Vị trí số1:
a. Phạm vi hoạt động của vị trí số 1: Tuần tra, kiểm soát trật tự, an ninh, tài sản tại khu vực kho
và vành đai kho được bàn giao tạm thời.
b. Yêu cầu khi làm việc:
– Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, chấp hành nghiêm nội qui, quy trình nhập, xuất hàng của công ty.
– Tiếp nhận xử lý các tình huống xảy ra ở khu vực quản lý.
– Ghi nhận thường xuyên, cụ thểvà đầy đủ thông tin về tình hình, diễn biến xảy ra ởkhu vực thuộc quyền quản lý vào sổ trực.
– Nhanh nhen, thành thạo, năng động trong việc tính toán.
c. Nhiệm vụ cụ thể:
– Thường xuyên có mặt tại kho để kịp thời giám sát việc xuất hàng của thủ kho.
– Giám sát việc xuất nhập nguyên liệu và kho tạm.
– Trong thời gian không xuất hàng, nhân viên bảo vệ sẽ tích cực đi đi tuần tra. Tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự, tài sản tại toàn bộ khu vực kho và vành đai kho được bàn giao tạm thời.
– Nhân viên bảo vệ trực vị trí số 1 phối hợp với vị trí số2 phải ghi nhận người đầu tiên vào làm việc tại khu vực lắp thang và người về sau cùng tại khu vực lắp thang và khu vực kho tạm. Khi CNV ra về, nhân viên bảo vệ phải kiểm tra người chịu trách nhiệm tắt toàn bộ hệ thống điện tại khu vực thi công thang để ngăn ngừa trường hợp sự cố chập điện cháy nổ xảy ra.
– Tất cả các tài sản tại khu vực không được phép di dời hoặc mang ra khỏi khu vực khi chưa có giấy phép hoặc chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền.
– Tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các khu vực cấm, khu vực nguy hiểm (nếu có) khu vực vắng người trong khuôn viên mặt bằng được giao tạm thời tại công trường
– Giám sát chặt chẽ hệ thống chiếu sáng, phát hiện các khu vực bị thiếu ánh sáng do lý do nào đó và báo cho đơn vị chủ quản hoặc nhân sự có thẩm quyền giải quyết.
– Lập biên bản báo cáo kịp thời đến Ban An Ninh của dự án, và cho Chủ đầu tư (trong trường hợp Chủ đầu tư cần thiết).
– Sau giờ làm việc, nhân viên bảo vệ kiểm tra cửa tại phòng máy của thang & cửa kho tạm, nếu cửa kho không khóa phải tiến hành lập biên bản và dán niêm phong lại sau đó báo cáo về cho công ty.
– Thường xuyên tuần tra, kiểm tra các tài sản trong khu vực, thống kê bằng biểu mẫu và biên bản bàn giao giữa các ca trực.
– Tắt mở hệ thống chiếu sáng tòan bộ khu vực theo thời gian quy định của chủ đầu tư.
– Giám sát vành đai tường rào quanh kho, đặc biệt chú ý khu vực tường rào phía sau kẻ gian có thể dễ dàng đột nhập vào kho qua tường rào.
– Mỗi vòng tuần tra đều phải có ghi nhận đánh giá tình hình an ninh vào sổ tuần tra. Lập biên bản những vụ việc vi phạm nội quy xảy ra trong kho. Thu giữ giấy tờ tùy thân của người vi phạm về tang vật. Nếu sự cố gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhân viên bảo vệ phải giữ nguyên hiện trường và lập biên bản để báo cáo cấp trên.
3. Vị trí số 2:
a. Phạm vi hoạt động:
– Tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự, tài sản tại toàn bộ khu vực lắp đặt thang và phòng máy phía trên.
b. Yêu cầu khi làm việc : Thực hiện nhiệm vụ giống vị trí số 01.
c. Nhiệm vụ cụ thể:
– Thường xuyên có mặt tại vịtrí lắp thang và tại phòng máy để giám sát việc mang vật tư, phụ tùng ra vào để thi công thang máy.
F. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM PHỐI HỢP VỚI CÁC NHÀ THẦU LIÊN QUAN KHÁC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
1. Các công tác phối hợp
c. Bố trí nhân viên phụ trách dự án, có trách nhiệm làm công tác liên lạc, hội họp, phối hợp giữa các bên.
d. Nhân viên quản lý lắp đặt có nhiệm vụ kiểm tra định kỳ tình hình sử dụng điện, căn cứ vào thực tế để điều chỉnh.
2. Các công tác phối hợp của đội ngũ lắp đặt
e. Bố trí nhân viên phụ trách tại hiện trường, có trách nhiệm làm công tác liên lạc giữa các bên.
f. Trước khi vào công trình thi công, liên hệ với nhà thầu thi công phần thô,nắm được danh sách đội thi công lắp đặt, và nhân viên phụ trách hiện trường để tiện liên lạc
g. Trước khi tiến hành lắp đặt, phải có các buổi bồi dưỡng về kiến thức an toàn thi công và kiến thức PCCC. Khi làm việc có liên quan đến lửa, phải trang bị công cụ PCCC, sau khi hoàn thành công việc phải bài trừ tất cả các nguy cơ tiềm ẩn gây nên hỏa hoạn, loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ gây cháy
h. Sau khi vào công trình thi công, mỗi tháng tham gia họp định kỳ do chủ đầu tư hoặc TVGS tổ chức
3. Các công tác phối hợp của chủ đầu tư
d. Bố trí nhân viên phụ trách dự án có trách nhiệm liên hệ công việc với chủ đầu tư
e. Trước khi thi công phải cung cấp cho chủ đầu tư kế hoạch, tiến độ thi công (bao gồm cả thời gian làm việc với đơn vị thi công phần thô).
f. Sau khi hai bên xác định được thời gian biểu làm việc với nhà thầu xây dựng , công việc cụ thể thì dựa vào lịch thời gian này để tiến hành, nếu tiến độ bị kéo dài hoặc do bất kỳ lí do gì thì hai bên phải kịp thời điều chỉnh.
Đây là quy định chung cho các công trình, phạm vi áp dụng sẽ dựa trên đặc điểm, tính chất của từng trường hợp và do trưởng phòng thi công đề xuất với ban giám đốc để thực hiện.